Bắt đầu từ ngày 1.5.2018, TPHCM thí điểm khoán xe công cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc gồm Văn phòng UBND TPHCM, Sở Tài chính, Ban Quản lý An toàn thực phẩm, UBND quận Bình Thạnh, UBND huyện Bình Chánh.
Các chức danh lãnh đạo được hưởng khoán xe công có phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên, tương ứng với các vị trí như Chánh văn phòng và các Phó chánh văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc và các Phó giám đốc Sở Tài chính; Trưởng ban và các Phó trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Chủ tịch UBND Q. Bình Thạnh, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh.
Câu chuyện khoán xe công đã được bàn thảo khá nhiều và cũng từ khá lâu, thậm chí có lúc trở thành đề tài sôi nổi trong dư luận khi thỉnh thoảng trong các dịp lễ lạc, hội hè…, những chiếc xe biển xanh/xe công bị bắt gặp đi lễ chùa hay cúng bái.
Xe công bị lạm dụng quá mức đã xảy ra không ít, gây lãng phí của công và khiến dân tình bức xúc. Khoán chi phí xe công, cái được trước nhất là định lượng chi phí, từ đó điều tiết về mục đích, hành vi sử dụng xe công trong khuôn khổ cho phép nhằm tiết giảm chi phí, đồng thời tránh tình trạng lạm dụng.
TPHCM là một trong những địa phương tiên phong thí điểm khoán xe công. Hai phương án áp dụng là khoán theo đơn giá cố định với 11.000 đồng/km đường hoặc 19,8 triệu đồng/xe/tháng. Mức khoán sẽ được điều chỉnh khi giá cước vận tải trên thị trường tăng hoặc giảm 20%.
Khoán xe công, các cá nhân/đơn vị sẽ được tự chủ trong mức kinh phí được khoán. Phải bảo đảm đúng đối tượng đã đành, nhưng cũng không có nghĩa, các cá nhân/đơn vị sau khi được khoán lại sử dụng xe công không đúng mục đích, đơn cử như sử dụng đi hội hè, lễ lạt… ngoài nhiệm vụ được giao; rồi sau đó lại làm đề xuất, kí tá phê duyệt chi phí phát sinh. Bởi nếu để xảy ra tình trạng như vậy thì việc khoán xe công cũng không còn ý nghĩa nữa.
Cũng không thể dùng xe công cho việc riêng sau khi được khoán và xử lí theo hướng nếu vượt chi phí khoán thì cá nhân, đơn vị lại móc túi riêng bù vào. Bởi việc khoán xe công không chỉ có chi phí xăng, mà sử dụng xe công cho việc riêng phải tính đến khấu hao phương tiện cũng là một thứ chi phí quan trọng. Và quan trọng hơn nữa, dùng xe công không đúng mục đích dù đã chịu mức khoán, còn gây phản cảm và tất nhiên là dư luận người dân không thể đồng tình được.
Thứ trưởng bị cắt xe công, Bộ trưởng đi máy bay hạng thương gia
Bộ Tài chính liên tục đưa ra lấy ý kiến về những khoản chi tiêu côngthời gian tới của các bộ ngành, địa phương. Dự kiến, ... |
Cắt ngay xe công có ngay nghìn tỉ
Dự thảo mới của Bộ Tài chính quy định một số chức danh như Trưởng ban của Đảng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, bộ trưởng, ... |
Thứ trưởng phải nhận khoán xe công
Theo dự thảo, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ được đi xe dưới 1,1 tỷ đồng, Thứ trưởng phải nhận khoán xe ... |
Vĩnh Phúc thanh lý xe công 15 triệu đồng/xe: Hàng sắt vụn?
Chủ salon ô tô tin rằng, xe ô tô có giá mấy chục triệu đồng là xe đã hết đát, mua về có chăng làm phế liệu. |