Khoa học vũ trụ Mỹ tụt hậu so với Trung Quốc

Các nhà lập pháp Mỹ vừa đưa ra những cảnh báo quan trọng liên quan đến ngành khoa học vũ trụ trong phiên điều trần hôm 14/2.

Các nhà lập pháp Mỹ cho biết trong một phiên điều trần hôm 14/2 rằng, NASA có nguy cơ nhường vị trí cho Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, nếu không có sẵn trạm vũ trụ nào thay thế cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong tương lai gần.

Thậm chí, các chương trình không gian đang phát triển của Trung Quốc và Trạm Vũ trụ Thiên Cung của nước này đã được nhắc đến nhiều lần trong phiên điều trần trực tiếp của Tiểu ban Hạ viện Mỹ, khi xem xét tương lai của ngành nghiên cứu vũ trụ Mỹ, và tương lai của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), dự kiến ​​sẽ ngừng hoạt động vào năm 2030.

Các nhà lập pháp vừa đưa ra những cảnh báo quan trọng liên quan đến ngành khoa học vũ trụ Mỹ trong phiên điều trần hôm 14/2. (Ảnh: Nikkei montage/Reuters/AP)

Các nhà lập pháp vừa đưa ra những cảnh báo quan trọng liên quan đến ngành khoa học vũ trụ Mỹ trong phiên điều trần hôm 14/2. (Ảnh: Nikkei montage/Reuters/AP)

Tại phiên điều trần này, nhiều diễn giả về không gian và hàng không của Tiểu ban Hạ viện Mỹ cũng đã thảo luận về mối đe dọa thực sự từ các hoạt động nghiên cứu không gian của Trung Quốc có nguy cơ sẽ làm lu mờ những nỗ lực của Mỹ trên Quỹ đạo Trái đất tầm thấp.

 

NASA có kế hoạch chuyển đổi các trạm vũ trụ thương mại, nhưng liệu một hoặc nhiều trạm vũ trụ đó có sẵn sàng kịp thời hay không, thì đó vẫn là một câu hỏi mở tùy thuộc vào các yếu tố như kinh phí, ưu tiên về chính sách và tiến bộ kỹ thuật. (Các quan chức của NASA cũng đang xem xét khả năng mở rộng hoạt động của Trạm ISS sau năm 2030, nhưng tất cả tùy thuộc vào mọi việc sẽ diễn ra như thế nào).

Ngòai ra, Mỹ không phải là người chơi duy nhất trong lĩnh vực bằng sáng chế thí nghiệm khoa học không gian. Trung Quốc đang cố gắng phát triển lĩnh vực nghiên cứu không gian một cách nhanh chóng, mặc dù Trạm Vũ trụ Thiên Cung nhỏ hơn và kém trưởng thành hơn ISS. 

Trạm Vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc bao gồm hơn 20 phòng thí nghiệm nhỏ được trang bị máy ly tâm, buồng lạnh đạt nhiệt độ thấp tới -80 độ C, lò nung nhiệt độ cao, nhiều tia laser và đồng hồ nguyên tử quang học. Tất cả được đánh giá là có thể tồn tại đến năm 2032 hoặc lâu hơn thế nữa, Trạm Vũ trụ Thiên Cung có thể sẽ tổ chức 1.000 thí nghiệm trong suốt vòng đời hoạt động của mình. Để so sánh, Trạm ISS đã thực hiện khoảng 3.000 cuộc điều tra thí nghiệm nghiên cứu không gian trong 25 năm tính đến tháng 9/2023.

Một nhân chứng của tiểu ban Dylan Taylor, cũng là Giám đốc điều hành của Voyager Space, một công ty không gian tư nhân Mỹ cho biết: “Nếu các nền tảng Trạm vũ trụ thương mại của Mỹ không có sẵn trước khi ISS ngừng hoạt động, các quốc gia đối tác hiện tại của chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sẽ hướng về Trung Quốc”. 

https://vtc.vn/khoa-hoc-vu-tru-my-tut-hau-so-voi-trung-quoc-ar853414.html

Huỳnh Dũng / VTC News