Khi văn hóa vũ trường tìm đường đến trường học

Tự coi mình là những kẻ hơn người, mang những cái bạn cho là “thấp kém” ra để bỡn cợt để rồi có ngày những điều “thấp kém” đó trở thành một “chuẩn mực” mới cho biết bao em nhỏ học theo.

Bỗng dưng một ngày giới trẻ bắt đầu chuộng văn hóa “vũ trường”, 2 bàn tay xoay xoay điệu “múa quạt”, lên mạng chia sẻ biết bao bản “nhạc sàn” inh tai nhức óc và những đoạn video của những anh chàng xăm trổ uốn éo dưới ánh đèn xanh đỏ mập mờ.

Buồn cười là không lâu trước đó, chính “nền văn hóa” này bị coi là quê mùa, thấp kém, được người ta mang ra để mỉa mai, bỡn cợt. Vậy lý do tại sao bỗng dưng lối sống “tầm dưới” lại trở thành một hiện tượng, một quy chuẩn mới cho cả một thế hệ học đòi, bắt chước?

Không thể phủ nhận, thói “đua đòi” của giới trẻ chính là lý do vì sao hiện tượng này lan rộng. Nhưng căn nguyên của “nền văn hóa” này chính là sự “thượng đẳng” của các “trí thức cao”.

Những “trí thức cao” ở đây cũng là một bộ phận lớp trẻ có học thức, có tư tưởng hiện đại và lối sống khá “phương Tây”. Những cá nhân này rất biết học hỏi và tiếp thu cái mới, cái hay, là những người định hình tương lai cho xã hội. Nhưng tệ hại là những cá nhân này bắt đầu tự phụ, tự cho mình hơn người. Và để chứng minh điều đó, các “tri thức cao” bắt đầu lấy những thứ mình cho là “thấp kém” dể bỡn cợt, mỉa mai.

Một hai lời đùa thì vô hại, nhưng việc mỉa mai dần trở thành một cuộc đua. Các “tri thức cao” đi tìm những cá nhân tiêu biểu của “lối sống tầm dưới”, coi họ là trò tiêu khiển, tự cho mình là những khán giả cao quý, giả vờ tán dương, ủng hộ màn “tấu hài”. Thậm chí chia sẻ, bắt chước những cá nhân đó. Và rồi trên mạng xã hội xuất hiện ngày một nhiều những đoạn video về “văn hóa quẩy”, dần người này học người kia và nó trở thành một xu hướng mới.

khi van hoa vu truong tim duong den truong hoc

Các thế hệ cấp 3, cấp 2 khi thấy đàn anh đàn chị nhắc đến lối sống lạ liền bắt chước, khoe mẽ với bạn bè để thể hiện đẳng cấp, “nét văn hóa” mới cứ thế phát tán từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Và kết quả là gì? Các em học sinh còn đeo khăn quàng đỏ, thay vì nhảy nhót ăn mừng một cách ngô nghê lại uốn éo khó coi trên các nền nhạc xập xình, inh tai. Thậm chí những em học sinh tiểu học dù chẳng hiểu gì nhưng tay vẫn đưa lên xoay xoay bắt chước các anh các chị. Tại sao những hành động lẽ ra chỉ có thể diễn ra trong vũ trường nay lại xuất hiện trên giảng đường?

Thực sự tôi không muốn con em tôi học đòi những hành vi như thế này, nhưng làm sao tôi có thể kiểm soát khi “con virus” này được truyền xuống từ các đàn anh đàn chị, các khóa trên, những người mà các em luôn nhìn lên để học hỏi, để bắt chước.

Giống như một ngọn suối vậy, muốn nước hạ nguồn sạch thì nước ở thượng nguồn phải trong. Đừng biến những lời đùa thành mầm bệnh làm vấy bẩn thế hệ đi sau.

Sự mỉa mai là con dao 2 lưỡi, một mặt nó vô cùng hài hước và thông minh, nhưng nếu không quá đà sẽ thành tiếp tay cho cái xấu. Hãy biết đùa có chừng mực và dừng lại sớm trước khi sự việc đi quá xa.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

khi van hoa vu truong tim duong den truong hoc Mối lo thực từ \'giang hồ sống ảo\': Vào cuộc ngay, nếu không sẽ quá muộn!

Ở Việt Nam, những clip \'giang hồ sống ảo\' gần như không có bất kỳ sự yêu cầu, quy định nào phải tuân theo. Vì ...

khi van hoa vu truong tim duong den truong hoc Yêu cầu YouTube khóa, hạ kênh của Khá Bảnh

Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, thuộc Bộ Thông tin và Truyền Thông cho biết đã gửi yêu cầu tới YouTube ...

khi van hoa vu truong tim duong den truong hoc Sở GD&ĐT Yên Bái xác minh trường học mời Khá Bảnh về biểu diễn

Sở GD&ĐT Yên Bái sẽ xác minh các trường học của tỉnh có mời Khá Bảnh đến biểu diễn và giao lưu cùng học sinh ...

/ https://www.nguoiduatin.vn