Khi đất công “hóa bùn”

7 năm trước được “định giá” 633 tỉ đồng. 7 năm sau vẫn... nguyên giá. Đây là thực tế đang diễn ra tại khu đất “vàng” ngã tư Chu Mạnh Chinh - Nguyễn Du, ngay tại Quận 1, TPHCM. Nhưng nó chỉ là một ví dụ cho thấy tình trạng “xẻ thịt đất vàng”, đất kim cương để “đất công thành đất ông” đang diễn ra hết sức trầm trọng mà việc các cựu lãnh đạo thành phố vừa dính vòng lao lý chỉ là những “đồng chí bị lộ” mà thôi.

khi dat cong hoa bun

Khu đất vàng tại địa chỉ số 8-12 Lê Duẩn được duyệt bán 600 tỉ đồng trong khi nếu bán đấu giá sẽ có giá trị hơn 2.000 tỉ đồng. Ảnh LĐO.

7 năm trước được “định giá” 633 tỉ đồng. 7 năm sau vẫn... nguyên giá. Đây là thực tế đang diễn ra tại khu đất “vàng” ngã tư Chu Mạnh Chinh - Nguyễn Du, ngay tại Quận 1, TPHCM. Nhưng nó chỉ là một ví dụ cho thấy tình trạng “xẻ thịt đất vàng”, đất kim cương để “đất công thành đất ông” đang diễn ra hết sức trầm trọng mà việc các cựu lãnh đạo thành phố vừa dính vòng lao lý chỉ là những “đồng chí bị lộ” mà thôi.

Năm 2008, lô đất vàng tại số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 đường Chu Mạnh Trinh (Q.1) do Vinafood 2 quản lý được phê duyệt giải tỏa để triển khai dự án khách sạn cao cấp - cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại cho thuê. Thời điểm đó, giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) và giá trị công trình xây dựng được các cơ quan quản lý Nhà nước xác định trị giá 633 tỉ đồng để làm căn cứ nộp tiền chuyển QSDĐ.

7 năm sau, khi liên kết với Cty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân để lập liên doanh, Vinafood 2 vẫn “cương quyết” giữ nguyên giá trị 633 tỉ đồng.

Đúng “kịch bản”: Vinafood 2 sẽ thoái 20% vốn góp trong liên doanh sau khi được phê duyệt dự án.

Bất thường đến mức ngay cả chi phí đền bù giải tỏa, di dời 34 hộ dân đang sống tại đây cũng được Vinafood 2 “nhận thiệt” về mình khi ban hành nghị quyết xác nhận chi phí đền bù, giải tỏa 68 tỉ được lại lấy từ tài sản Cục Quản lý công sản- Bộ Tài chính thay vì do Việt Hân chi trả như thỏa thuận ban đầu.

“Kịch bản” ấy là gì?

Vietnamnet dẫn lời một cán bộ Thanh tra Chính phủ phân tích: DNNN được giao sử dụng đất sẽ xin chủ trương, dự án khai thác đất công, sau đó mang góp vốn, hợp tác với đối tác bên ngoài và màn cuối là thoái vốn... Lúc này, công sản nghiễm nhiên rơi vào tay tư nhân, hoàn toàn không thực hiện các bước đấu thầu, chào giá công khai, minh bạch… Hình thức liên kết và quy trình khá chặt chẽ, nhưng thực tế là “chiêu thức” lách các quy định Nhà nước.

32ha đất công ở Phước Kiển, huyện Nhà Bè được giao cho Công ty Tân Thuận thuộc Văn phòng Thành ủy TPHCM rồi sau đó, bán rẻ cho Quốc Cường Gia Lai, gây thất thoát ngân sách hàng trăm tỷ đồng.

5.000m2 tại số 8-12 Lê Duẩn lọt tay tư nhân khi không hề tổ chức đấu giá QSDĐ, đấu giá tài sản trên đất.

Khoảng 50 khu đất, nhà thuộc diện công sản được sở Tài nguyên Môi trường trình và Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín ký quyết định giao đất làm dự án, không thông qua đấu thầu, định giá thấp hơn giá thị trường, đa phần thuộc diện cho thuê 50 năm…

Có lẽ, sẽ còn tiếp những dự án “đất công thành đất ông” chừng nào chúng ta vẫn còn chấp nhận những hình thức liên doanh, cổ phần hóa để tạo điều kiện cho lợi ích nhóm lách các quy định về định giá, đấu thầu tưởng như rất chặt chẽ, chừng nào những vụ kiểu Vinafood ngay cả khi được Thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết luận nhưng vẫn treo việc xử lý.

khi dat cong hoa bun

\'Hô biến\' gần 4 ha đất công thành đất của em ruột phó chủ tịch xã ở Đồng Nai

UBND huyện Trảng Bom, Đồng Nai đã lập đoàn thanh tra làm rõ nghi vấn “hô biến” gần 4 ha đất công tại hồ Bộ ...

khi dat cong hoa bun

Nhiều sai phạm vụ Chủ tịch huyện cấp 26 lô “đất vàng” cho cán bộ xã, vợ chồng em trai

Sau khi báo chí phản ánh, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc, phát hiện nhiều sai phạm, khuất tất liên quan đến việc ...

/ https://laodong.vn