“Một nền y tế tốt không thể để bệnh nhân chờ 4 tiếng để khám bệnh, không thể để mỗi ngày khám 8 nghìn bệnh nhân”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh trong chuyến thị sát hôm 13.8. Có lẽ, còn phải thêm một tiêu chuẩn nữa: Không để tuyến dưới chẩn đoán một kiểu, tuyến trên khẳng định một khác.
“Một nền y tế tốt không thể để bệnh nhân chờ 4 tiếng để khám bệnh, không thể để mỗi ngày khám 8 nghìn bệnh nhân”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh trong chuyến thị sát hôm 13.8. Có lẽ, còn phải thêm một tiêu chuẩn nữa: Không để tuyến dưới chẩn đoán một kiểu, tuyến trên khẳng định một khác.
Câu chuyện quá tải, đặc biệt quá tải, quá tải trầm trọng tại các BV TƯ có lẽ chưa bao giờ thôi thời sự. Bệnh viện Chợ Rẫy nơi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát chẳng hạn, mỗi ngày có ít nhất 6.000 bệnh nhân ngoại trú. BV Đại học Y dược TP.HCM, mỗi ngày có 8.000 - 8500 lượt bệnh nhân khám và 1.000 bệnh nhân nội trú.
Và chờ khám 4 tiếng, xét ra không có gì khó hiểu. Cho dù khoảng thời gian chờ đợi ấy khiến ngay cả một người khỏe mạnh cũng “phát bệnh” chứ đừng nói đến bệnh nhân.
Có 2 câu chuyện trong chuyến thị sát của Bộ trưởng được báo chí ghi lại.
Khi một bệnh nhân 76 tuổi ở Vũng Tàu được hỏi vì sao không khám ở BV địa phương, ông nói lên tuyến trên để khám là do bác sĩ ở BV tuyến trước chẩn đoán ông bị bướu ở cổ. Tuy nhiên, khi tới BV Chợ Rẫy khám, các bác sĩ lại có chẩn đoán khác. Bộ trưởng Tiến đã trực tiếp nhìn toa. Và đó là toa thuốc chẩn đoán bệnh nhân tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường - dường như không mấy liên quan đến... bướu cổ.
Anh N.V.A, ở Kiên Giang, thuê xe 3 triệu đồng đưa mẹ lên Chợ Rẫy chỉ để khám chứng tiểu đường, huyết áp rất phổ biến của người già. Và khi Bộ trưởng khuyên anh có thể thăm khám tại BV địa phương để hạn chế chờ đợi, chi phí đi lại, người đàn ông này liền đáp: “Trước đây, vợ tôi cũng bị bệnh liên quan đến xoang mũi tại BV ở địa phương BS yêu cầu mổ. Tôi không đồng ý nên đưa vợ đến BV Tai Mũi Họng TPHCM thì các BS cho biết chỉ cần uống thuốc chứ không cần mổ gì cả”.
Hai câu chuyện rất nhỏ, nhưng đang cho thấy hai vấn đề rất lớn: Khoảng cách trình độ một trời một vực giữa “tuyến trên tuyến dưới”. Và quan trọng hơn, niềm tin vào y tế cơ sở của đa số người bệnh là rất... hãn hữu.
Khoảng cách ấy, niềm tin ấy chính là nguyên nhân chính, trực tiếp gây ra quá tải.
Và vì thế, giải quyết quá tải không phải, không thể bằng cách kê thêm vài cái giường hay lắc đầu xua đuổi bệnh nhân về tuyến dưới.
Cũng may là giải pháp đã được Bộ trưởng đưa ra ngay trong chuyến thị sát. Rằng, các BV làm sao để đưa BS tuyến cuối về các trung tâm y tế, đặt các phòng khám vệ tinh tại các BV quận… và thuyết phục, hướng dẫn để bệnh nhân hiểu ở BV Chợ Rẫy phải đợi 3-4 tiếng đồng hồ mới được khám, thì tại phòng khám vệ tinh, không cần đợi vẫn được bác sĩ BV Chợ Rẫy khám bệnh.
Huống chi, khoảng cách từ BV Chợ Rẫy tới các vệ tinh, từ BV tuyến trên tới tuyến dưới trong cách mạng 4.0 đâu có đo bằng kilomet.
Myanmar: Cháy bệnh viện tại Yangon, sơ tán nhiều bệnh nhân bằng cáng
Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra ngay tại một bệnh viện ở thành phố Yangon lớn nhất của Myanmar, buộc đội ngũ nhân viên ... |
Nhiễm HIV ở Phú Thọ: Người bị nghi ngờ dùng chung kim tiêm lây nhiễm HIV cho nhiều người không phải là bác sĩ
Ông Lê Quang Thọ Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho PV VTC News biết: Ông Th. - người được gọi là ... |
Nghi nhiễm HIV do dùng chung kim tiêm: Sự thật không bất ngờ!
Với việc đào tạo nhân lực ngành y như hiện nay thì những thảm hoạ tập thể như vụ lây nhiễm HIV cho hàng chục ... |