Một loại vaccine ngừa COVID-19 dạng uống tiềm năng sẽ bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng ở Israel, mở ra hi vọng về việc đưa chúng đến các quốc gia đang gặp khó khăn trong việc tiêm chủng do hạn chế về cơ sở hạ tầng.
Nadav Kidron, Giám đốc điều hành Công ty dược phẩm Oramed của Israel hôm 22/7 thông báo Trung tâm Y tế Sourasky tại Tel Aviv đã cho phép họ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 dạng viên nang trên 24 tình nguyện viên chưa được tiêm chủng, và sẽ theo dõi xem liệu vaccine dạng viên nang này có tạo ra kháng thể hay không, và nếu có thì ở mức độ nào.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty) |
Oramed thông báo loại vaccine này gồm một liều, do công ty này hợp tác với công ty Premas Biotech có trụ sở tại Ấn Độ phát triển. Hồi tháng 3, họ cho biết đã thử nghiệm thuốc trên lợn và sản sinh thành công kháng thể.
Theo Oramed, công ty dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm sản phẩm của họ vào tháng tới, ngay khi nhận được quyết định phê duyệt cuối cùng từ Bộ Y tế Israel.
Oramed hy vọng rằng vaccine dạng viên uống do Israel phát triển sẽ không phải cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp, cũng như không nhất phải phải cần đến các nhân viên y tế để tiêm như vaccine thông thường.
"Sản phẩm này có thể là một nhân tố giúp 'thay đổi cuộc chơi' ở các quốc gia như Ấn Độ, nơi chỉ có 5% dân số được tiêm chủng", Nadav Kidron, Giám đốc điều hành của Oramed cho biết.
Ông Kidron cho rằng với tình thế cấp bách hiện tại, vaccine dạng uống cần được sớm phê duyệt và đến tay các nhà cung cấp dịch vụ y tế, trước nhu cầu về việc tiêm chủng cũng như và tình trạng thiếu vaccine ở nhiều nơi trên thế giới.
Ông Kidron dự đoán sản phẩm này có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng thách thức có thể xảy ra trong việc cung cấp các mũi tiêm tăng cường, trong bối cảnh một số quốc gia đang xem xét tăng liều tiêm do sự hoành hành của biến thể Delta. Israel hiện đã bắt đầu tiêm thêm vaccine tăng cường cho những người bị suy giảm miễn dịch.
Hồ Thiên (Theo TimesofIsrael)
TP.HCM vượt ngưỡng hơn 50.000 người mắc COVID-19 |
WHO kêu gọi thế giới cùng tìm nguồn gốc COVID-19 |
Thêm 3.898 người mắc COVID-19 |