Hơn hai nghìn điểm có nguy cơ trượt lở lớn

Người dân vùng núi phía Bắc cần cảnh giác với hiện tượng lũ quét, trượt lở đất khi mưa lớn, mặt đất biến dạng bất thường. 

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông báo, ngày 27-28/5, trên các sông suối nhỏ thượng lưu các sông Đà, Thao, Lô, Mã và Cả có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ 1-3 m. Nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thanh Hóa.

“Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” cho 11 tỉnh miền núi phía Bắc được Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì, cũng ghi nhận hơn 10.260 điểm đang có nguy cơ sạt lở. Trong đó 2.110 điểm nguy cơ có khối lượng trượt lớn. Nghiên cứu còn khoanh vùng tại 20 xã trọng điểm có nguy cơ trượt lở đất đá cao thuộc 4 tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.

hon hai nghin diem co nguy co truot lo lon
Lũ quét, lũ bùn đá tháng 8/2017 tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, khiến hơn 20 người chết, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: Văn Duẩn.

Theo tiến sĩ Đinh Văn Tiến, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, những địa hình đồi núi đều đứng trước nguy cơ trượt lở. Mưa lớn kéo dài tạo dòng chảy mạnh trên các sườn dốc, tạo vệt sâu, gây ra sự mất cân bằng.

Mưa thấm vào trong đất làm mức nước ngầm cao dần lên, tạo ra áp lực nước lỗ rỗng, làm cho khả năng chống lại hiện tượng trượt giảm. Khi vượt quá khả năng chịu đựng, sườn dốc sập xuống.

Ngoài vận động của tự nhiên khiến khối đất tự chuyển mình thì việc chặt phá rừng đầu nguồn, biến đổi mặt đệm... đang làm hiểm họa này tăng cao hơn, thiệt hại nghiêm trọng hơn.

Thống kê của Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, từ năm 2000 đến năm 2015, cả nước có khoảng trên 250 đợt lũ quét, sạt lở, làm chết và mất tích 646 người. Hơn 9.700 ngôi nhà bị hư hỏng, nhiều công trình dân sinh, giao thông, thủy lợi bị hư hại, gây thiệt hại về kinh tế ước tính 3.300 tỷ đồng.

Làm gì để ngăn trượt đất?

Hiện có nhiều giải pháp công nghệ nhằm hạn chế tác hại của trượt đất. Các giải pháp tập trung vào việc hạn chế ảnh hưởng của mưa ngấm vào sườn, mái dốc bằng cách tạo một lớp phủ bề mặt bằng thực vật hay một loại vật liệu gia cố như bê tông.

Các mái dốc cũng có thể gia cố nhằm tăng khả năng chống sạt trượt bằng cách neo đất, tường chắn... Những điểm có nguy cơ cao được lắp đặt hệ thống cảnh báo để tránh thiệt hại về người. Ngoài ra, địa phương cần phổ biến kiến thức cho người dân trong vùng có khả năng bị ảnh hưởng.

hon hai nghin diem co nguy co truot lo lon
Thi công kè đá ngăn trượt đất tại Nà Tềnh, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Quyền Đào.

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bàn giao bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Kạn; sơ đồ hiện trạng và sơ đồ khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá ở 20 xã trọng điểm thuộc 4 tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái.

Theo ông Tiến, người dân vùng miền núi cần cảnh giác khi thấy những biến dạng bất thường trên mặt đất. Biên của khối trượt đất hình thành phụ thuộc vào độ dốc, địa tầng, thường có hình móng ngựa. Khi thấy vết nứt mở rộng cần nghĩ ngay đến trạng thái bắt đầu chuyển động, thức giấc dịch chuyển của khối trượt và nhanh chóng sơ tán đến nơi an toàn.

hon hai nghin diem co nguy co truot lo lon

Khối trượt lớn trên sườn đèo Hải Vân dịch chuyển

Cả khối trượt có chiều sâu ăn ngầm vào trong đất khoảng 51 m, nếu xảy ra trượt lở sẽ là thảm họa vì tàu ...

hon hai nghin diem co nguy co truot lo lon

Thất thần nhìn nhà cửa biến mất ngay trước mặt do sạt lở

Nhiều hộ dân tại phường Thới An (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) đang khổ sở khi nhà cửa, tài sản gầy dựng bao năm ...

https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/hon-hai-nghin-diem-co-nguy-co-truot-lo-lon-3755062.html

/ vnexpress.net