Hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước

Thực tiễn cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước(DNNN), nhất là các tập đoàn kinh tế nhà nước, thì một trong những vấn đề then chốt cần giải quyết đó là hoàn thiện thể chế.

hoan thien the che phat trien tap doan kinh te nha nuoc

Toàn cảnh Hội thảo.

Ngày 15-11-2018, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn với chủ đề: “Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Khách mời của Hội thảo có đồng chí Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương; ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại; GS.TS Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Bùi Trường Giang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội; ... và một số nhà khoa học, chuyên gia kinh tế đến từ Hội đồng Lý luận Trung ương, các Học viện, Viện nghiên cứu.

Tham dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)...

Chủ trì Hội thảo là đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Vũ Trường Sơn và PGS. TS Vũ Văn Hà, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.

hoan thien the che phat trien tap doan kinh te nha nuoc

Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn khẳng định: Sự ra đời và phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đưa Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc PVN cũng chỉ rõ, trong quá trình hoạt động, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ít nhiều đã bộc lộ một số vấn đề cần phải giải quyết. Biểu hiện chủ yếu là phát triển quá nóng, tập trung mở rộng quy mô, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực mà thiếu chú trọng vào lĩnh vực cốt lõi; phát triển vượt quá năng lực tài chính, quản trị... Kết quả, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ (tài nguyên, đất đai, vốn, công nghệ...); gặp khó khăn trong quản lý khi tham gia vào các lĩnh vực rủi ro (tài chính, ngân hàng, bất động sản…). Phạm vi hoạt động của đa số các tập đoàn kinh tế nhà nước chủ yếu là thị trường trong nước, hội nhập khu vực và quốc tế còn hạn chế. Sự liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn chưa cao, chưa thể hiện được bản chất của tập đoàn kinh tế, chưa thể hiện rõ được vai trò dẫn dắt, tạo động lực phát triển cho các lĩnh vực, các ngành khác.

Tổng giám đốc PVN cho rằng ảnh hưởng của các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế là rất sâu, rộng. Khi các tập đoàn kinh tế hoạt động hiệu quả sẽ có tác động tích cực, sâu sắc đến không chỉ lĩnh vực kinh tế mà hơn thế nữa, còn tác động tới niềm tin của xã hội vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, vào chế độ, chính sách của Nhà nước.

Thực tiễn cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nói chung, các tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng, một trong những vấn đề then chốt cần giải quyết đó là hoàn thiện thể chế. Trong đó, một vấn đề cần đặc biệt quan tâm là thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng trong quản lý, điều hành của Nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước.

hoan thien the che phat trien tap doan kinh te nha nuoc

PGS.TS Vũ Văn Hà phát biểu đề dẫn Hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Vũ Văn Hà - Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của DNNN trong nền kinh tế. Theo PGS.TS Vũ Văn Hà, DNNN vẫn đang tồn tại, phát triển và có vai trò nhất định ở hầu hết các quốc gia, từ các nước phát triển cho tới các nền kinh tế mới nổi và các nước có thu nhập thấp.

“Thực tế ở Việt Nam cho thấy, mặc dù quá trình cổ phần hóa được đẩy mạnh, cùng với sự phát triển của khu vực tư nhân, DNNN vẫn là thành phần chính trong các ngành, lĩnh vực then chốt như tài chính, hạ tầng, chế tạo, năng lượng, khai khoáng. Thậm chí, ngày càng nhiều DNNN xuất hiện trong danh mục các công ty có quy mô nhất, nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường vốn... Trong khu vực DNNN, các tập đoàn kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước giúp Nhà nước tập trung, kiểm soát các nguồn lực, khai thác ưu thế về thương hiệu, hoạt động đầu tư, thương mại, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra, nâng cao khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận... Các tập đoàn kinh tế nhà nước đảm nhận nhiệm vụ là trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là lực lượng, công cụ quan trọng để mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, giữ vai trò tiên phong đối với quá trình đổi mới khoa học và công nghệ quốc gia...” - PGS.TS Vũ Văn Hà nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình vận hành vẫn còn xảy ra tình trạng các tập đoàn kinh tế hoạt động kém hiệu quả, để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản Nhà nước, hoạt động đầu tư bên ngoài lĩnh vực chính còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, trong lúc năng lực quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, thiếu kiểm soát chặt chẽ, làm phân tán nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp; chưa thực sự phát huy được vai trò nòng cốt trong nền kinh tế cũng như chưa làm tốt vai trò dẫn dắt, thúc đẩy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 3-6-2017, của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đặt mục tiêu đến năm 2020 là: “Cơ cấu lại, đổi mới DNNN giai đoạn 2017 - 2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực. Phấn đấu hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn; tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các dự án, công trình đầu tư của DNNN kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài” và đến năm 2030 là: “Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế”.

hoan thien the che phat trien tap doan kinh te nha nuoc

Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San phát biểu tham luận tại Hội thảo.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 131/2018/NĐ-CP ngày 29-9-2018, quy định quyền, trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) là đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty CP, công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Trước mắt, Ủy ban này quản lý vốn và tài sản của 7 tập đoàn kinh tế và 12 tổng công ty nhà nước, gồm hơn 1 triệu tỉ đồng vốn điều lệ và hơn 2,3 triệu tỉ đồng tài sản, chiếm khoảng 2/3 tổng tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Hội thảo “Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế” thảo luận làm rõ 3 nhóm vấn đề:

Thể chế và vai trò của thể chế đối với sự phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng thế chế cho phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Đánh giá thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam trong thời gian qua, làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế, đặc biệt là sự đánh giá dưới góc nhìn từ một số tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian qua.

Những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện thể chế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Tại các hội thảo, các diễn giả, đại biểu tham dự đều thống nhất cho rằng, để hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước, đòi hỏi nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thể chế, đặc biệt là hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các tập đoàn kinh tế.

Tin: Thanh Ngọc Ảnh: Hiền Anh

hoan thien the che phat trien tap doan kinh te nha nuoc Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hoà Angola

Sáng 14/11/2018 tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Phó Tổng giám đốc Đỗ Chí Thanh đã có buổi tiếp và làm ...

hoan thien the che phat trien tap doan kinh te nha nuoc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với "sứ mệnh" đặt nền móng cho kinh tế vùng

Gánh trên vai “sứ mệnh” của một doanh nghiệp Nhà nước trụ cột là phải làm hạt nhân phát triển kinh tế các vùng, địa ...

hoan thien the che phat trien tap doan kinh te nha nuoc "Siêu Uỷ ban" vốn sẽ hoạt động vào tháng 10

Tiền lương, phụ cấp của lãnh đạo Uỷ ban, các đơn vị trực thuộc được hưởng tương đương chế độ các chức danh lãnh đạo ...

hoan thien the che phat trien tap doan kinh te nha nuoc FLC mang tiếng là tập đoàn kinh tế lớn, sao vẫn nợ cả người nông dân?

"Quan điểm của chúng tôi là, nếu doanh nghiệp không có định hướng đầu tư nữa thì dự án này sẽ được thu hồi lại", ...

/ Cổng thông tin điện tử PVN