Giữa vòng xoáy của cuộc sống khắc nghiệt, con người đang phải vật lộn từng giờ để kiếm sống, hành động xả thân không vì bất cứ lợi ích nào của những “hiệp sĩ” đường phố thực đáng ngợi ca. Tinh thần hiệp sỹ, bao giờ cũng cao quý và thời nào cũng cần!
Những ngày qua thông tin về việc nhóm "hiệp sĩ" quận Tân Bình, TP.HCM đã thiệt mạng và bị thương nặng khi xả thân bắt trộm trên phố đã để lại những cảm xúc mạnh trong lòng dư luận. Tuy nhiên, bên cạnh sự xúc động, niềm cảm thương với những người đã ra đi cùng tinh thần quả cảm, nhiều người cũng đã bộc lộ những ý kiến phản cảm khi cho rằng các “hiệp sĩ” hành động dại dột khi mạo hiểm tính mạng của mình. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng hoạt động thiếu tổ chức cũng gây bất ổn cho xã hội.
Dẫu rằng quan điểm cá nhân thuộc về mỗi người tuy nhiên khi đọc được những lời nhận xét này, tôi không khỏi cảm thấy bất bình. Tại sao lại có thể nói hành động của các “hiệp sĩ” gây bất ổn cho xã hội khi mà hành động của các anh xuất phát từ mong muốn xã hội được bình yên. Cũng không hiểu sao có thể gọi hành động quả cảm của các “hiệp sĩ” là dại dột khi mà họ đang truyền lửa yêu thương cho biết bao người.
Các "hiệp sĩ" tại bệnh viện Thống Nhất TP.HCM.
Phải chăng vì quá ích kỷ và nhỏ nhen, không biết phục vụ cộng đồng và càng không biết trách nhiệm của bản thân mình với cộng đồng như thế nào nên người ta vội vã đưa ra đúc kết như vậy cho hành động của những con người mà mọi lời khen dường như là không đủ?!
Giữa khi xã hội đang còn tồn tại sự thờ ơ, vô cảm thì hành động của các "hiệp sĩ" lẽ ra phải được ngợi ca gấp nhiều lần mới đúng. Vậy mà người tốt lại bị trách cứ. Đây có phải là lý do khiến câu hỏi: “Tại sao bây giờ người ta lại vô cảm đến vậy?” cứ còn trở đi trở lại và làm đau lòng bao người.
Có điều, hiện chưa có chế độ chính sách hợp lý với các "hiệp sĩ". Khi chạm mặt với tội phạm, chính những “hiệp sĩ” phải gánh chịu rủi ro nhất. Phải chăng đã đến lúc cần cụ thể hoá hành lang pháp lý dành cho các "hiệp sĩ", những người có vai trò quan trọng trong quá trình hành động phòng chống tội phạm.
"Hiệp sĩ" là biểu trưng cho tinh thần nghĩa hiệp, một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Đặc biệt, giữa vòng xoáy của cuộc sống khắc nghiệt, con người đang phải vật lộn từng giờ để kiếm sống, hành động xả thân không vì bất cứ lợi ích nào của những “hiệp sĩ” đường phố thực đáng ngợi ca. Họ mang trong mình tấm lòng bồ tát.
Cần lắm những "hiệp sĩ" trong thời nay, những con người đã không quản nguy nan sinh mạng, sẵn sàng dấn thân vào chốn nguy hiểm để "hành hiệp vì trượng nghĩa".
Tinh thần hiệp sỹ, bao giờ cũng cao quý và thời nào cũng cần!
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Bản án nào cho kẻ trộm xe SH khiến 5 "hiệp sĩ" đường phố thương vong?
Tài vừa dắt chiếc xe SH trộm được xuống đường thì bị các "hiệp sĩ" đường phố phát hiện. Bị vây bắt, Tài chống trả ... |
TP.HCM nêu gương \'hiệp sĩ\' đường phố anh dũng truy bắt tội phạm
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ra văn bản gửi các trường giáo dục học sinh, sinh viên về lòng dũng cảm truy bắt tội phạm của ... |
Hé lộ gia cảnh ít biết của kẻ đâm 5 "hiệp sĩ đường phố" Sài Gòn thương vong
Tài “mụn” - kẻ đâm chết 2 "hiệp sĩ" Sài Gòn từng có một tiền án về tội “trộm cắp tài sản” và một tiền ... |