Hệ thống iFan im hơi lặng tiếng trước cáo buộc lừa 15.000 tỉ đồng

Hàng trăm người tập trung tại trụ sở Công ty CP Modern Tech (tọa lạc tại tòa nhà số 68 Nguyễn Huệ, TPHCM) vào ngày 8-4 tố cáo bị công ty này lừa đảo chiếm đoạt hơn 15.000 tỉ đồng từ tiền ảo iFan.

Theo chị Trần Thị Túc (người viết đơn tố cáo Công ty Modern Tech ), ông Hồ Xuân Văn là người đại diện pháp luật, kiêm Giám đốc Công ty CP Modern Tech. Còn các cá nhân trực tiếp kêu gọi người dân đầu tư vào dự án tiền ảo iFan là ông Diệp Khắc Cường và ông Lê Ngọc Tuấn (Tuấn euro – ngụ tại 24 Thái Thịnh, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội)

Công ty Modern Tech kêu gọi nhà đầu tư mua đồng tiền ảo iFan giống như một loại cổ phiếu có giá trị nhưng thay vì phát hành cổ phiếu, Modern Tech lại phát hành ra đồng tiền số này để huy động vốn. Công ty này cam kết với người đầu tư vào tiền ảo iFan được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Ngoài ra, nếu nhà đầu tư mời gọi được người khác tham gia sẽ được hưởng thêm hoa hồng 8%. Tuy nhiên, để tham gia dự án iFan, Công ty CP Modern Tech yêu cầu nhà đầu tư phải mua số lượng tiền ảo ifan có giá trị 1.000 USD (khoảng 23 triệu đồng).

he thong ifan im hoi lang tieng truoc cao buoc lua 15000 ti dong

Các nhà đầu tư tố cáo hệ thống iFan lừa đảo, chiếm đoạt lên tới 15.000 tỉ đồng

Mặc dù hứa hẹn chi trả phần trăm nhưng sau khi thu được số tiền lớn ifan tuyên bố quy đổi hình thức trả thưởng bằng cách quy đổi qua các đồng tiền số. ifan quy định giá công bố 5USD /iFan đồng tiền số. Tuy nhiên, giá thực tế của đồng tiền số này trên thị trường chỉ là 0,01 USD/iFan,

Bằng thủ đoạn trên, các thành viên của Công ty CP Modern Tech đã mời gọi hơn 32.000 nhà đầu tư tham gia dự án tiền ảo Ifan. Điều đáng nói, sau các nhà đầu tư góp vốn 15.000 tỉ đồng thì họ không được các thành viên của Công ty CP Modern Tech hoàn trả vốn lãi.

Chị Lê Thị Hương- người tham gia dự án tiến ảo iFan, cho biết ban đầu, Lê Ngọc Tuấn – một thành viên của Công ty Modern Tech tổ chức các buổi họp mặt, diễn thuyết với tư cách nhà đầu tư cấp trên kêu gọi thêm nhiều cấp dưới để hưởng hoa hồng. Ngoài Tuấn còn có các nhà đầu tư tuyến trên có danh tính: Vũ Hữu Lợi, Diệp Khắc Cường, Nguyễn Thu Thuỷ... kêu gọi nhiều người khác tham gia

Thế nhưng, khi iFan bắt đầu gặp nhiều vấn đề tài chính sau đợt suy thoái giá của Bitcoin cuối năm 2017, Lê Ngọc Tuấn và nhóm của mình chối bỏ mọi liên quan với iFan. Tuấn cho rằng mình cũng là một nhà đầu tư muốn mang "lợi" đến cho mọi người nhưng chẳng may gặp phải dự án thất bại.

he thong ifan im hoi lang tieng truoc cao buoc lua 15000 ti dong

Một nhà đầu tư gửi đơn tố cáo Công ty CP Modern Tech

Đến tháng 1-2018, tất cả nhóm Facebook, nhóm chat vào trang cá nhân của các "lãnh đạo iFan" đều biến mất. "Lúc này chúng tôi cũng hiểu ra câu chuyện mà trước đó mình không dám tin. Tiền của chúng tôi đã mất" - chị Hương bức xúc.

Hiện công ty CP Modern Tech, pháp nhân của các hệ thống tiền số lừa đảo, vẫn im hơi lặng tiếng trước cáo buộc lừa đảo 15.000 tỉ đồng.

he thong ifan im hoi lang tieng truoc cao buoc lua 15000 ti dong Ai đứng sau đường dây bị tố "lừa đảo lớn nhất lịch sử - 15 nghìn tỷ đồng"?

Theo tố cáo của người dân, với các chiêu cam kết siêu lợi nhuận, hoa hồng hệ thống cao, Ifan đã thu hút được hơn ...

he thong ifan im hoi lang tieng truoc cao buoc lua 15000 ti dong Tiền ảo đa cấp dạng iFan: Thế giới tránh xa, làng quê Việt mắc bẫy

Lợi dụng sự nổi lên của khái niệm tiền thuật toán, nhiều tổ chức đa cấp biến tướng núp bóng dự án phát hành tiền ...

Thy Thơ

/ https://nld.com.vn