Ai đứng sau đường dây bị tố \"lừa đảo lớn nhất lịch sử - 15 nghìn tỷ đồng\"?

Theo tố cáo của người dân, với các chiêu cam kết siêu lợi nhuận, hoa hồng hệ thống cao, Ifan đã thu hút được hơn 32 nghìn người góp vốn với số tiền hơn 15 nghìn tỷ đồng chỉ trong một thời gian ngắn.

Theo giới thiệu trên các phương tiện truyền thông, công ty Modern Tech là công ty "chuyên nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới vào đời sống thực tế đã mạnh dạn đưa ứng dụng blockchain trong ngành giải trí vào Việt Nam bằng việc ký kết hợp tác với công ty công nghệ iFan tại Singapore.

Ứng dụng công nghệ blockchain, iFan kết hợp với các công ty công nghệ và giải trí trong khu vực xây dựng nên mạng xã hội cho những người nổi tiếng, giúp họ tạo ra nguồn thu nhập thụ động bằng cách cập nhật trạng thái, đăng ảnh, livestream, bán sản phẩm âm nhạc, phim ảnh, vé sự kiện… phát triển ứng dụng công nghệ blockchain cho việc thanh toán và phân phối nội dung giải trí, 1 hình thức kinh doanh mới mà Việt Nam chưa từng có. Và kỳ vọng iFan sẽ phát triển thành 1 thế lực mới trong ngành giải trí, dần thay đổi cách phổ biến các tác phẩm giải trí và khai thác thị trường này tốt hơn".

Một nhà đầu tư vào Ifan cho biết Công ty Cổ phần Modern Tech có địa chỉ tại lầu 9, tòa nhà Vietcomreal, đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM, đại diện pháp luật là Giám đốc Hồ Xuân Văn.

ai dung sau duong day bi to lua dao lon nhat lich su 15 nghin ty dong
Người dân căng băng-rôn tố cáo vụ "lừa đảo lớn nhất lịch sử - 15 ngàn tỉ đồng".

Theo lời chia sẻ của những người trong cuộc, Ifan, Pincoin ủy quyền cho công ty Modern Tech làm đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Đơn vị này đã tổ chức nhiều sự kiện huy động vốn, kêu gọi nhà đầu tư mua tiền ảo Ifan kèm theo lời cam kết sẽ chia sẻ lợi nhuận 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Ngoài ra, nếu "lôi kéo" thêm nhà đầu tư vào hệ thống sẽ được hưởng thêm 8% số tiền từ người mới tham gia.

Người đứng ra chỉ đạo kêu gọi huy động vốn là ông Lê Ngọc Tuấn, sinh năm 1983, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc đào tạo và phát triển Marketing quốc tế của Ifan. Ông Tuấn kêu gọi nhà đầu tư mua đồng tiền ảo Ifan (giống như một loại cổ phiếu có giá trị, nhưng thay vì phát hành cổ phiếu, Modern Tech lại phát hành ra đồng tiền số Ifan để huy động vốn nhằm tránh việc kiểm tra từ Ủy ban chứng khoán nhà nước).

Chính ông Tuấn cũng là người “được” các nhà đầu tư in ảnh lên băng rôn “kêu cứu” và đặt cho biệt hiệu “Tuấn Scam” (lừa đảo). Theo phản ánh của các nhà đầu tư, người này tổ chức các buổi họp mặt, diễn thuyết với tư cách nhà đầu tư cấp trên kêu gọi thêm nhiều cấp dưới để hưởng hoa hồng.

Ngoài ông Tuấn còn có các ông bà Vũ Hữu Lợi, Diệp Khắc Cường, Nguyễn Thu Thuỷ… tham gia với vai trò nhà đầu tư cấp trên kêu gọi mọi người tham gia để lấy phần trăm. Đây có thể xem như “thế hệ F1” của hệ thống đa cấp iFan.

Khẩu hiệu “Go to the moon” được các leader (người kêu gọi đầu tư) này đọc vang trong suốt các buổi thuyết trình, bài đăng, đoạn chat nhằm khiến mọi người tin rằng iFan sẽ giúp số tiền đầu tư nhân 10, nhân 100.

Thế nhưng, khi iFan bắt đầu gặp nhiều vấn đề tài chính sau đợt suy thoái giá của Bitcoin cuối năm 2017, ông Tuấn và nhóm leader đã đăng đàn chối bỏ mọi liên quan với iFan. Tuấn cho rằng mình cũng là một nhà đầu tư muốn mang “lợi” đến cho mọi người nhưng chẳng may gặp phải dự án thất bại.

Ngay sau đó, trên các trang mạng lớn như Facebook, bắt đầu xuất hiện các nhóm như Lion Group - iFan - Pincoin (hội lừa đảo); chiến dịch đưa Lion - iFan - Pincoin đền tội trước công lý, Tiêu Diệt iFan... với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người tham gia nhằm để "tố giác" hoạt động lừa đảo, "gom tiền" từ các nhà đầu tư và sau đó "bặt vô âm tín".

Trong một nhóm kín, Tuấn đã trả lại hơn 80 tỷ đồng nhằm chia sẻ sự “không may” trong đầu tư với những người khác. Tuy nhiên, một nhà đầu tư cho rằng: “80 tỷ chỉ dành cho hơn 60 người trong nhóm trên cùng của chuỗi đa cấp đầu tư mà Tuấn kêu gọi. Còn với hàng ngàn người khác như chúng tôi nó chẳng thấm vào đâu. Hơn một tỷ đồng tiền vốn tích cóp và vay mượn của tôi coi như mất trắng”.

Như vậy, vụ việc này tuy chưa có sự vào cuộc chính thức của các cơ quan chức năng nhưng thêm 1 lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho cộng đồng trước những mô hình mạo danh là góp vốn, chia sẻ lợi nhuận, nhưng trên thực tế là lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam để trục lợi.

Trước cơn sốt tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng Chính phủ đã ra những thông tư quy định việc hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 1/1/2018. Đây là cơ sở để các nhà đầu tư tin vào việc có thể khởi kiện, tố cáo iFan, Pincoin và những công ty liên quan ra trước pháp luật.

ai dung sau duong day bi to lua dao lon nhat lich su 15 nghin ty dong Những "miếng mồi ngon" khiến hơn 32.000 người dính bẫy tiền số đa cấp iFan

Giới chủ iFan cam kết với những người đầu tư khi tham gia quỹ tiền số sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời ...

ai dung sau duong day bi to lua dao lon nhat lich su 15 nghin ty dong Út ‘trọc’ bị tố cáo như thế nào?

Đinh Ngọc Hệ (biệt danh Út “trọc”), nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, đã bị Bộ Quốc phòng khởi tố điều ...

Minh Thư (T/h)

/ http://www.doisongphapluat.com