Mức chiết khấu của Uber lên 29,5%, của Grab lên 28,36%, theo các tài xế là quá cao nên đề nghị doanh nghiệp đưa xuống 15%.
9h30 sáng 15/1, hơn một trăm tài xế GrabCar đã tập trung tại tòa nhà ở ngõ 78 Duy Tân, Hà Nội – nơi đặt trụ sở Grab, để phản đối việc tăng mức chiết khấu từ 23,6% lên đến 28,36%. Nhiều tài xế đồng loạt tắt ứng dụng để bày tỏ sự bức xúc của mình. Tình trạng này kéo dài tới 11h trưa. Sự việc khiến tuyến đường ách tắc, phương tiện khó qua lại.
Đến trưa nay, tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở văn phòng hỗ trợ đối tác của Uber tại đường Vạn Phúc. Một tài xế còn dán lên thân xe dòng chữ “Chung tay tắt app Grab- Uber. Yêu cầu giảm chiết khấu”. Hiện tại, Uber Việt Nam áp dụng mức chiết khấu là 29,5%.
Tài xế tập trung và ăn trưa ngay trước trụ sở Uber ở đường Vạn Phúc sáng 15/1. Ảnh: Anh Tú. |
Theo các tài xế, mức chiết khấu mà Grab đưa ra quá cao và không hợp lý so với thu nhập thực tế. Anh Lưu Quang Quân cho biết: “Một ngày tôi làm việc từ 12 – 13 tiếng, thu nhập khoảng một triệu đồng chưa kể phải trừ hao cả xăng xe và các chi phí khác. Với mức chiết khấu 28,36% tôi sẽ mất khoảng 1/3 trên tổng thu nhập. Đó là con số lớn và không đủ để đảm bảo cho cuộc sống”. Các lái xe như anh Quân đang mong muốn đưa mức chiết khấu về 15% như trước.
Đồng tình với ý kiến của anh Quân, anh Lê Trọng Văn cũng chia sẻ: “Anh em chúng tôi đến khoảng 80% là mua xe trả góp. Ngoài việc chăm lo cho cuộc sống gia đình, chúng tôi còn phải gánh khoản nợ ngân hàng. Nếu Grab vẫn tăng chiết khấu cao như vậy, chúng tôi sẽ rất khó, thậm chí là không thể trả nợ, có nguy cơ mất xe”.
Các tài xế tập trung trước cổng trụ sở Grab để tham gia phản đối chiết khấu. Ảnh: Thanh Nga |
Trước sự việc trên, đại diện phía Grab Việt Nam cho biết dự kiến tổ chức đối thoại trực tiếp với các đối tác vào ngày 18/1 sắp tới.
Thực tế trước đó, phía GrabTaxi Việt Nam đã thông báo với các tài xế GrabCar về việc tăng chiết khấu dịch vụ từ 23% lên 25%. Nguồn tin của VnExpress cho biết, mức tăng thêm 3,6% là công ty chỉ kê khai, thu hộ và nộp các nghĩa vụ thuế cho lái xe dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu các đối tác nhận về. Theo doanh nghiệp này, việc kê khai, thu hộ và nộp các nghĩa vụ thuế chỉ áp dụng với những đối tác có doanh thu bắt buộc phải nộp thuế trên 100 triệu đồng một năm.
Hiện Uber vẫn chưa có thông tin phản hồi về sự việc sáng 15/1.
Grab tăng giảm chiết khấu: \'Vị trí của tài xế quá yếu thế để đàm phán\' Theo chuyên gia, với mối quan hệ lao động kiểu mới, tài xế của các hãng xe ôm công nghệ có vị trí yếu thế ... |
Grab nâng chiết khấu lên hơn 23%, hàng trăm tài xế đình công Từ hôm qua đến nay (11.1), nhiều tài xế GrabBike tại Hà Nội và TP HCM đồng loạt kêu gọi tắt ứng dụng, đình công ... |