Hãng saffron gần 90 tuổi làm ăn 'khấm khá' ở Việt Nam

Bất chấp cạnh tranh từ hàng trôi nổi, Saffron Group chuyên kinh doanh nhụy hoa nghệ tây của Iran cho biết tăng trưởng ở thị trường Việt Nam có tháng đạt 30%.

Ông Farzad Saharkhiz, CEO Saffron Group, công ty sản xuất saffron thuộc hàng lâu đời nhất của Iran, cho biết doanh số của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam thông qua kênh phân phối chính thức Saha, đang tăng nhanh.

"Doanh số của chúng tôi tại thị trường Việt Nam tăng trưởng rất tốt, với mức 20-30% hàng tháng. Tỷ lệ khách hàng mua lại đến 80-90%", vị CEO không tiết lộ sản lượng và doanh thu cụ thể.

Dù là một sản phẩm lâu đời nhưng saffron mới chính thức du nhập vào Việt Nam khoảng 2 năm trở lại đây. Ban đầu, mặt hàng này chủ yếu được xách tay từ Dubai. Sau đó, các thương hiệu từ Iran, vốn là nhà sản xuất saffron lớn nhất thế giới, mới lần lượt vào Việt Nam qua con đường chính ngạch. Hiện có 3 công ty đã có giấy phép nhập khẩu chính thức là Saffron Việt Nam, Tây Á và Saha.

Bên trong xưởng đóng gói saffron của Saharkhiz. Ảnh: Saha

Chỉ trong thời gian ngắn, saffron tìm được một lượng khách hàng không nhỏ ở Việt Nam. Theo nhận định của của ông Farzad Saharkhiz, nguyên nhân bởi tầng lớp trung lưu tại đây tăng đáng kể với nhu cầu dùng các sản phẩm từ thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.

"Trong những năm qua, Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong khu vực Đông Nam Á, là thị trường quan trọng của chúng tôi tại đây, bên cạnh các thị trường như Singapore, Thái Lan", ông nói.

Tuy nhiên, không chỉ ông Farzad mà giới kinh doanh cũng cho rằng thị trường này đang khá phức tạp bởi nhiều nguồn gốc, thương hiệu, xuất xứ. Chỉ riêng hàng xách tay cũng đến từ rất nhiều nơi như Dubai, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Hy lạp, Tây Tạng, Pakistan...

Giá saffron trên thị trường cũng có biên độ chênh lệch rất lớn giữa những thương hiệu và giữa người bán xách tay với người bán chính hãng. Hiện tại, giá mỗi gram saffron được chào bán phổ biến từ 200.000 đồng đến hơn 450.000 đồng. Ông Trần Nhật Thăng, Giám đốc Saha, nói rằng thị trường "trăm hoa đua nở" này đang phải chờ thêm thời gian để sàn lọc bớt các sản phẩm kém chất lượng.

"Nói một cách dễ hiễu hơn thì ở thị trường Việt Nam và cả trên thế giới, thương hiệu cà phê cũng ngập tràn. Việt Nam là nước nổi tiếng về cà phê nhưng lại có rất ít thương hiệu cà phê chất lượng và được thế giới ghi nhận. Điều đó cũng cần thời gian để khẳng định và chứng minh, không thể nhanh chóng có được trong sớm chiều", ông Thăng nói.

Trước mắt, theo giới kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ saffron vẫn tăng cao. Ngoài các yếu tố về mức sống, khả năng chi trả thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được người tiêu dùng coi trọng. Báo cáo "Niềm tin người tiêu dùng quý II/2019" của Neilsen cũng chỉ ra, sức khỏe đã vượt qua sự ổn định của công việc để trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Saharkhiz ra đời vào năm 1932, được lấy tên từ nhà sáng lập, cũng là tên của một dòng họ tại Iran. Cho đến nay, đại gia đình Saharkhiz đều kinh doanh saffron, dưới sự điều hành của thế hệ con nhà sáng lập. Trong đó, 3 người con trai lớn nhất đã hơn 50 tuổi.

Viễn Thông  , 18/12/2019, 08:04 (GMT+7)

Bị Mỹ trừng phạt đối với “vàng đen”, Iran tìm cách xuất khẩu “vàng đỏ”

Iran đang tìm cách mở rộng xuất khẩu Saffron - “vàng đỏ” của nước này, trong bối cảnh đối mặt với lệnh trừng phạt của ...

"Ngã ngửa" với công dụng thực của nhụy hoa nghệ tây giá gần nửa tỷ 1kg

Nhụy hoa nghệ tây hay còn gọi saffron làm mưa làm gió trên thị trường đặc biệt là mua bán trên mạng xã hội. Được ...

Sự thật "vàng đỏ" giá trăm triệu làm giả từ bột nghệ và hoá chất

Saffron (nhuỵ hoa nghệ tây) - loại gia vị được ví như “vàng đỏ” có giá vài trăm triệu đồng mỗi cân đang bán tràn ...

                                                                                                                                                                      

/ vnexpress.net