- Hàng không quốc tế “ế” khách lại gặp "bão giá" xăng dầu chặn đà phục hồi
- Hàng không dự báo vẫn khó khăn, kiến nghị áp dụng giá 0 đồng với dịch vụ chuyên ngành
- Siết chặt an ninh hàng không dịp diễn ra SEA Games 31
“Tất cả các liều thuốc để “cấp cứu”, nâng cao sức khoẻ đối với hàng không đã được Chỉnh phủ triển khai và hiện Vietnam Airlines và Bamboo Airways đang triển khai tái cơ cấu lại hãng, đây là điều kiện sống còn trong việc có bơm tiếp tiền để hãng hoạt động”, ông Nguyễn Đức Kiên cho hay...
Tại hội thảo “Phục hồi và phát triển ngành Hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới” vừa được Bộ Giao thông Vận tải tổ chức, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thừa nhận, dù thị trường đã có dấu hiệu hồi phục nhưng mới chỉ phục hồi ở thị trường nội địa trong khi thị trường quốc tế, nơi mang lại hơn 60% doanh thu cho các hãng hàng không Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, đại diện các cơ quan chức năng cho rằng, Chính phủ kiến tạo thị trường và hành lang phát triển chính là chìa khóa cho việc trở lại quỹ đạo tăng trưởng của ngành Hàng không.
Thị trường nội địa có tín hiệu tích cực
Theo báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), thị trường hàng không quốc tế thế giới sẽ hồi phục ở mức năm 2019 vào năm 2025. Đối với vận chuyển nội địa, IATA dự báo hồi phục sẽ đến sớm, theo đó so với năm 2019, lượng khách nội địa sẽ đạt 93% vào năm 2022, 103% vào năm 2023, 111% vào năm 2024 và 118% vào năm 2025. Mặc dù vậy, không phải tất cả các thị trường hoặc các phân khúc thị trường đều phục hồi với tốc độ như nhau. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực tụt hậu trong quá trình phục hồi và theo dự báo, phải đến năm 2024 thì khu vực này mới đạt mức 97% so năm 2019.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đánh giá, sang năm 2022 thị trường hàng không Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục, đặc biệt là thị trường nội địa, góp phần giảm nhẹ khó khăn và tạo đà cho sự hồi phục và phát triển trong các năm tới. Hiện tại, mặc dù các hãng hàng không Việt Nam cũng như quốc tế đã khôi phục phần lớn các đường bay đến các thị trường truyền thống, tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn chủ yếu là khách công vụ, thăm thân, kinh doanh, còn lượng khách du lịch, nguồn khách chính của ngành hàng không vẫn còn rất hạn chế. Mặt khác, do ảnh hưởng của COVID-19, trên bình diện quốc tế, thu nhập của người dân bị tác động lớn nên có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tiết giảm nhu cầu không cần thiết, trong đó có nhu cầu du lịch quốc tế.
“Giá nhiên liệu tăng cao liên tục vừa qua và chưa có tín hiệu giảm nhiệt đã gây áp lực chi phí lên hoạt động các hãng hàng không rất nặng nề. Chưa kể, xung đột Nga-Ukraine cũng ảnh hưởng đến các đường bay châu Âu của các hãng hàng không Việt Nam khi phải bay vòng, phát sinh thêm chi phí”, ông Thắng nêu thêm.
“Sức khỏe" tài chính của các hãng hàng không là nhân tố quan trọng
Tại hội thảo, nhiều đại biểu bày tỏ triển vọng phát triển hàng không Việt trong năm nay và thời gian tới là khá rõ nét, nhiều khả năng sẽ là lĩnh vực dẫn đầu sóng phục hồi trở lại sau dịch với hàng loạt đường bay nội địa, quốc tế được khôi phục và mở rộng. Giáo sư Trần Thọ Đạt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, sau 2 năm chống chọi với đại dịch, các hãng hàng không Việt Nam đều chật vật, xoay xở để có nguồn tài chính, dòng tiền trong việc duy trì hoạt động.
Ngoài việc các hãng bay tái cơ cấu tiết giảm chi phí, theo ông Đạt, trong giai đoạn 2020-2021, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành Hàng không như giảm giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, phí, lệ phí; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; hỗ trợ tái cấp vốn; gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp...
“Các chính sách này đã hỗ trợ rất hiệu quả cho các doanh nghiệp hàng không, giảm áp lực về tài chính và hiệu quả của nó đã được chứng minh khi không có một doanh nghiệp hàng không Việt Nam nào, đặc biệt là các hãng hàng không phải phá sản, dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19”, ông Đạt nói.
Tương tự, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, dự báo ngành hàng không thế giới sẽ phục hồi chậm hơn dự kiến vào cuối năm 2021. Nhìn lại thị trường vận tải hàng không trong nước, lượng khách tại dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay tương đương với năm 2019. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế mới chỉ đạt khoảng 8% so với năm 2019, do đó dự báo tình hình sẽ còn gặp khó khăn đến khoảng giữa và cuối năm 2024.
Dịch bệnh COVID đã tác động lớn đến Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch đầu tư của ACV trong năm 2021 khi giảm giá, ACV sẽ giảm thu khoảng 8.000 tỉ đồng, phá vỡ kế hoạch tài chính của ACV từ 2021 -2025. Cũng theo ông Nguyễn Đức Kiên, hiện các hãng bay Việt đang nỗ lực để mở cửa lại thị trường, tuy nhiên một số thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc và EU đang gặp khó khăn do giá cả tiêu dùng và lạm phát cao. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tái cơ cấu lại ngành hàng không, trong đó đặc biệt là các đội bay để phục vụ tốt hơn. Hiện Vietnam Airlines đã tái cơ cấu và bán các máy bay thân hẹp để thay thế bằng các máy bay thân rộng và tập trung đại tu lại đường băng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
“Tất cả các liều thuốc để “cấp cứu”, nâng cao sức khoẻ đối với hàng không đã được Chỉnh phủ triển khai và hiện Vietnam Airlines và Bamboo Airways đang triển khai tái cơ cấu lại hãng, đây là điều kiện sống còn trong việc có bơm tiếp tiền để hãng hoạt động”, ông Nguyễn Đức Kiên cho hay.
Ngoài các ý kiến trên, một số đại biểu tham luận tại hội thảo cũng có kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn, dòng tiền bền vững cho doanh nghiệp hàng không nhằm có thể sớm phục hồi và phát triển. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần đẩy nhanh gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp; tháo gỡ một số ràng buộc về chính sách giá như điều chỉnh giá trần vé máy; cho phép hãng hàng không được thu phụ thu nhiên liệu cho các chặng bay nội địa; hỗ trợ giá dịch vụ hàng không.
https://cand.com.vn/doanh-nghiep/hang-khong-viet-lieu-co-dan-dau-lan-song-phuc-hoi--i654957/