Hải quân Mỹ dọa rút khỏi cảng do Trung Quốc quản lý ở Israel

Hải quân Mỹ quan ngại về an ninh khi cảng Haifa của Israel được bàn giao cho một công ty Trung Quốc vào 2021.

hai quan my doa rut khoi cang do trung quoc quan ly o israel

Tàu sân bay USS George H.W. Bush của Mỹ trong chuyến thăm cảng Haifa hồi tháng 7/2017. Ảnh: JP.

Giới chức quốc phòng Mỹ đã thông báo với Israel về khả năng hải quân nước này sẽ ngừng hoạt động tại cảng Haifa một khi Tập đoàn cảng biển quốc tế Thượng Hải (SIPG) tiếp quản nó vào năm 2021, theo Jerusalem Post.

Lý do Lầu Năm Góc đưa ra là đe dọa từ hoạt động gián điệp quân sự của Bắc Kinh bởi các nhân viên bảo trì cảng hoàn toàn có quyền tiếp cận với trang thiết bị của các tàu chiến Mỹ neo đậu tại đây.

Theo Sputnik, Haifa là hải cảng mà Israel thường sử dụng để đón tiếp tàu chiến Mỹ và cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc diễn tập hải quân chung giữa hai nước. Bộ Giao thông vận tải Israel hồi năm 2015 đã ký thỏa thuận cho phép SIPG kiểm soát Haifa từ 2021-2046. Đổi lại, SIPG cam kết đầu tư hai tỷ USD để biến cảng này thành hải cảng lớn nhất Israel.

Tuy nhiên, thỏa thuận này đã được thống nhất mà không có sự đồng ý của Ủy ban An ninh và Hải quân Israel

Sau khi Mỹ bày tỏ ngại, Ủy ban An ninh Israel đã đồng ý xem xét lại thỏa thuận, đồng thời cam kết thảo luận về việc áp dụng các biện pháp để bảo đảm an ninh, đặc biệt đối với các căn cứ tàu ngầm của Tel Aviv đóng gần đó.

Giáo sư Shaul Horev, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu chính sách và chiến lược hàng hải tại Đại học Haifa, hồi tháng 8 khẳng định chính phủ Israel cần thiết lập một cơ quan chuyên nghiên cứu về nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia từ các khoản đầu tư của Trung Quốc.

hai quan my doa rut khoi cang do trung quoc quan ly o israel Australia công nhận tây Jerusalem là thủ đô của Israel

Australia sẽ không chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem cho đến Israel và Palestine đạt được thỏa thuận hòa bình.

hai quan my doa rut khoi cang do trung quoc quan ly o israel Thiết giáp Israel gắn tên lửa chống tăng ẩn mình trong tháp pháo

Cụm tên lửa Spike-MR có thể ẩn vào trong tháp pháo thiết giáp Namer để nạp đạn sau khi khai hỏa diệt xe tăng địch.

/ https://vnexpress.net