Bộ Xây dựng cho rằng dự án sân golf trên vùng tiêu thoát lũ sông Thái Bình tại địa phận tỉnh Hải Dương có nhiều điểm chưa làm rõ.
Giữa tháng 9/2018, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, góp ý về đề án Khu phức hợp sân golf, vui chơi và nghỉ dưỡng sinh thái Bãi Soi (Hải Dương) của Công ty TNHH Orgel Việt Nam.
Bộ Xây dựng cho rằng, đề án chưa làm rõ các căn cứ về các điều kiện hình thành, sự phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương và quy hoạch sử dụng đất của các địa phương; làm rõ ranh giới, quy mô khu vực sân golf và ranh giới các khu chức năng của Khu phức hợp sân golf, vui chơi và nghỉ dưỡng sinh thái Bãi Soi; xác định rõ hiện trạng sử dụng đất từng khu chức năng (khu vực xây dựng sân golf).
Khu vực nghiên cứu dự án nằm trong khu vực tiêu thoát lũ sông Thái Bình, giải pháp quy hoạch tôn nền từ 1,8 - 2,8m lên 5,1m, xây dựng các công trình kiên cố trên khu vực này cần đảm bảo các quy định của Luật Đề điều năm 2006, có giải pháp ổn định bờ, phòng chống sạt lở cho khu vực bãi bồi và các khu vực đê và an toàn giao thông đường thủy.
Sân golf Chí Linh - Hải Dương.
Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung vào quy hoạch sân golf, để đảm bảo kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ cảnh quan môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biển đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi đến cộng đồng dân cư khu vực (phía Nam TP Hải Dương, xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà), UBND tỉnh Hải Dương cần lập quy hoạch xây dựng khu vực trên theo đúng quy định của pháp luật.
Vị trí đề án xây dựng Khu phức hợp sân golf, vui chơi và nghỉ dưỡng sinh thái Bãi Soi nằm trong danh mục các bãi sông (sông Thái Bình), được Chính phủ quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Đề án này đã được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 3/2018. Chủ đầu tư dự án là công ty TNHH Orgel Việt Nam có vốn điều lệ 2,18 tỷ đồng, chủ doanh nghiệp là 3 người mang quốc tịch Hàn Quốc.
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, vấn đề lớn nhất của sân golf là phá hoại môi trường tự nhiên, độc hại, làm ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp, mạch nước ngầm, các hóa chất để duy trì cỏ sân golf rất độc hại, ảnh hưởng thảm sinh, thực vật.
Người ta không ngại ngần chặt phá hàng chục héc ta rừng, xâm lấn đất trồng lúa để đắp đất tạo thành các hồ ao, đồi gò, nhập các giống cây cỏ ngoại lai để tạo ra các sân golf.
Còn những người phục vụ cho sân golf là dân nghèo, dân địa phương bị mất đất nông nghiệp. Cuối cùng chính những người dân nghèo tại địa phương lại trở thành nô lệ, dù là du lịch nhưng không có bình đẳng.
Trong khi, việc hứa hẹn “không gây ô nhiễm”, “tạo sinh thái - môi trường trong sạch” chỉ là "đánh lận dân đen". Lợi nhuận của các sân golf này thực chất không đóng góp bao nhiêu cho ngân sách quốc gia nhưng tổn hại của nó gây ra cao hơn rất nhiều, đôi khi không tính hết được.
Chính vì thế, thay vì việc để các tỉnh quyết các dự án sân golf có được xây dựng hay không như hiện này thì nhà nước cần có chủ trương chung để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Đấu thầu sân golf 250 ha Phước Kiển: Trả lời trước về...
Khi còn nhiều lùm xùm cần thanh tra xác định rõ đúng sai mới nhận được sự đồng thuận từ dư luận. |
Đấu thầu sân golf 250 ha Phước Kiển: Khó hiểu
Phải thu hồi diện tích 250ha đất, xác định rõ mục đích sử dụng mới xin phép Thủ tướng tổ chức thực hiện đấu thầu... |