Bệnh nhi sởi tăng nhanh, trong khi dịch bệnh tay chân miệng vào mùa khiến nhiều viện nhi ở TP HCM quá tải.
Chiều 5/10, giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM kiểm tra công tác điều trị trẻ bị tay chân miệng, sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và họp bàn về công tác phòng chống dịch của thành phố.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết số ca bệnh tay chân miệng năm nay thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tăng đột biến từ hai tuần cuối tháng 9. Khoa Nhiễm đang điều trị 155 trẻ tay chân miệng, 20 bé bệnh sởi.
Trẻ tay chân miệng bệnh nặng điều trị tại phòng cấp cứu Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) ngày 5/10. Ảnh: Lê Phương. |
Bệnh viện Nhi đồng 2 hai tuần cuối tháng 9 số bệnh nhân tay chân miệng tăng 13%. Mỗi ngày có khoảng 110 đến 120 trẻ bệnh tay chân miệng điều trị nội trú, 2 trường hợp tử vong, 25 trẻ mắc bệnh sởi.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố hiện có 50 bệnh nhi tay chân miệng nội trú. Bệnh viện dự tính tănh thêm 40 giường nữa.
Giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết trước tình hình nhiều dịch bệnh cùng lúc diễn biến phức tạp, các bệnh viện cần chủ động tăng cường ứng phó, trang bị máy móc, thuốc men, đào tạo, huấn luyện điều trị cho các y bác sĩ. Chú ý phân loại điều trị, tránh dồn bệnh nhẹ lên tuyến trên gây quá tải và lây nhiễm chéo.
Giám đốc Sở chỉ đạo ngành y tế dự phòng tuyên truyền chích ngừa sởi cho trẻ, tăng cường kiến thức phòng bệnh cho người dân, đặc biệt là ở những gia đình có trẻ nhỏ.
Lê Phương
Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Trẻ bệnh cần ăn thực phẩm mềm mịn như cháo, sữa, sữa chua, nước ép hoa quả..., cách ly với các bé khỏe. |
Vì sao bệnh tay chân miệng năm nay trở nên nguy hiểm?
Dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tăng và nhiều ca nặng do có sự thay đổi gien gây bệnh từ B5 sang C4 của chủng ... |