Hà Nội được lập đề án thu phí vào nội đô

(Tin tức thời sự) - Để hạn chế nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường, Chính phủ đồng ý cho Hà Nội lập đề thu phí phương tiện vào nội đô.

ha noi duoc lap de an thu phi vao noi do Hà Nội xây thêm hầm chui gần 700 tỷ đồng qua đường Giải Phóng

Hầm chui nối dự án Đầm Hồng - Giáp Bát với đường Kim Đồng dài khoảng 600 m, dự kiến khởi công vào năm 2019.

ha noi duoc lap de an thu phi vao noi do Tuyến đường 10 làn xe chạy qua khu đô thị khổng lồ ở Hà Nội

Con đường nối hai tuyến vành đai và chạy cắt qua khu đô thị Tây Hồ Tây có chiều dài chừng 2 km, rộng tới ...

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến đồng ý của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trước đề nghị của Bộ Tài chính về các nội dung TP Hà Nội đề xuất liên quan đến bổ sung phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu, đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới, trình HĐND TP. Hà Nội trước khi báo cáo Chính phủ theo đúng quy định tại luật Phí và Lệ phí.

UBND TP Hà Nội có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính về cơ sở pháp lý, sự cần thiết, nội hàm và tác động của khoản phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành của phương tiện cơ giới đường bộ.

Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của UBND TP. Hà Nội, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.

ha noi duoc lap de an thu phi vao noi do

Nhiều tuyến phố ở Hà Nội thường ùn tắc vào giờ cao điểm.

Vào tháng 9/2018, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật làm cơ sở để TP thu phí xe vào nội đô và phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải của phương tiện.

UBND TP. Hà Nội cho biết, phương tiện cơ giới chiếm tỷ lệ lớn trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Cho nên, với lượng phương tiện như hiện nay sẽ là nhân tố lớn tác động đến môi trường không khí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường sống của người dân.

Vì thế, việc áp dụng quy định nhằm giảm ùn tắc giao thông và hạn chế mức độ tập trung khí thải gây ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết.

Khi thu phí xe vào nội đô, TP. Hà Nội tin rằng “sẽ trực tiếp tác động vào các chuyến đi của người tham giao giao thông có nhu cầu đi vào vùng cần hạn chế”. Người tham gia giao thông có sự cân nhắc lựa chọn chuyến đi, lộ trình và phương tiện di chuyển cho phù hợp.

Tuy nhiên, TP Hà Nội nêu một khó khăn là tại danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015, thì không có tên khoản “phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”.

Khi thông tin Hà Nội dự định thu phí xe vào nội đô được công bố rộng rãi, nhiều người dân cho rằng, việc Hà Nội bày cách thu phí như vậy là \'phí chồng phí\' khi người đi xe đã phải chịu đủ gần chục loại thuế, phí nhưng chất lượng cơ sở hạ tầng không cải thiện.

Cũng từng cho ý kiến về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT đặt hàng loạt câu hỏi: "Thuế, phí phải xuất phát trên nền tảng pháp luật của Nhà nước. Vậy luật nào quy định cái này? Hà Nội thu cả giờ thông thường hay chỉ thu giờ cao điểm để chống ùn tắc? Hơn nữa, Hà Nội dựng barie hay sử dụng hệ thống thu phí điện tử?"

Trong khi đó, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội cho rằng, đây là cách làm được nhiều nước áp dụng và thành công song để thành công thì Hà Nội cần phải quyết tâm giải quyết vấn đề về công nghệ thông tin, vấn đề đồng bộ giữa hệ thống ngành giao thông với ngành ngân hàng... Tiền thu từ phí chống ùn tắc sẽ được đầu tư ngược lại vào hạ tầng, điều tiết giao thông.

Để thu phí được phương tiện vào nội đô, ông Liên cho rằng UBND TP. Hà Nội phải sẽ phải thực hiện các vấn đề sau:

Thứ nhất, vấn đề về hạ tầng. Hà Nội phải đầu tư, nâng cấp về hạ tầng để cho đảm bảo trật tự, cho người dân được thừa hưởng dịch vụ tốt hơn. Khi đó, dù phải bỏ thêm tiền, người dân cũng chấp nhận.

Thứ hai, không thể lập các trạm thu được mà phải áp dụng công nghệ thông tin. Có nghĩa là xe đi qua phải thu phí nhưng không thể dừng xe lại thu được sẽ gây ùn tắc. Tất cả phải tự động.

Ngọc Mai (Tổng hợp)

/ http://baodatviet.vn