UBND TP Hà Nội vừa trình HĐND TP xem xét kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 với tổng số tiền đầu tư là 650.000 tỷ đồng.
Hà Nội dự định dành nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông giai đoạn 2021-2025 |
Tại tờ trình gửi HĐND TP Hà Nội về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, UBND TP Hà Nội dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn này của toàn thành phố là hơn 304.799,7 tỷ đồng (giảm 272,9 tỷ đồng từ nguồn ODA cấp phát). Trong đó, đầu tư công trung hạn ngân sách cấp thành phố là hơn 218.962 tỷ đồng; cấp huyện là 85.837 tỷ đồng.
Nguyên tắc bố trí vốn, theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Nghị định hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương; Phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế, khả năng cân đối ngân sách của thành phố; Đảm bảo đầu tư không dàn trải, tập trung vào các dự án quan trọng, cần thiết, sớm phát huy hiệu quả; Cắt giảm những dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo UBND TP, Hà Nội sẽ tập trung thực hiện đầu tư công trung hạn giai đoạn 20021-2025 theo 38 nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy, Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của HĐND thành phố và 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội.
Cụ thể, Chương trình số 03 của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị và Chương trình 05 của Thành ủy về đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, ứng phó với biến đối khí hậu.
Đáng chú ý, để phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông; đầu tư, nâng tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 12-15% diện tích đất đô thị, Hà Nội dự tính cân đối bố trí vốn 5 năm cho lĩnh vực giao thông là hơn 83.337 tỷ đồng đề thực hiện 255 dự án.
Thành phố dành một khoản kinh phí cho 14 dự án lớn đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án. Phương án phân bổ ưu tiên đầu tư theo đúng định hướng đầu tư ngành giao thông và mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội như các đường Vành đai 2,5, Vành đai 3, Vành đai 3,5, Vành đai 4…;
Các cầu lớn qua sông (Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Thượng Cát); Các trục hướng tâm, liên kết vùng (quốc lộ 6, nâng cấp quốc lộ 32, quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 21B, đường nối từ cao tốc Láng - Hòa Lạc với đường cao tốc Hà Nội-Hòa Bình); Các trục chính đô thị thuộc kết cấu hạ tầng khung và các đường tỉnh lộ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch.
Liên quan đến lĩnh vực y tế, UBND TP Hà Nội cho biết cùng với xã hội hóa, ngân sách thành phố Hà Nội cân đối 3.001 tỷ đồng để thực hiện 16 dự án đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 30-35 giường bệnh/1 vạn dân.
Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội cũng sẽ cân đối bố trí hơn 2.650 tỷ đồng để thực hiện 26 dự án về phát triển văn hóa, thể thao trong đó có 11 dự án văn hóa được bố trí vốn 2.199 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, thành phố còn dành một khoản kinh phí dự kiến đầu tư 2 dự án trọng tâm là phục dựng Điện Kính Thiên và Cung văn hóa thể thao Thanh Niên Hà Nội, 4 công viên công cộng lớn trên địa bàn thành phố sẽ được bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án. Thành phố cũng sẽ hỗ trợ các huyện đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, trung tâm văn hóa thể thao, nhà văn hóa thôn còn thiếu.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng đề xuất, dự kiến bố trí nguồn vốn cho các dự án lớn, trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế của dự án đối với 34 dự án và các dự án lớn tại các đề án huyện thành lập quận giai đoạn 5 năm là 36.000 tỷ đồng.
Để đáp ứng yêu cầu tiến độ của các dự án lớn của thành phố, cho phép điều hành linh hoạt sử dụng nguồn vốn cải cách tiền lương còn dư chưa sử dụng, vay vốn nhàn rỗi kho bạc, nguồn vốn từ quỹ dự trữ tài chính… khi chưa huy động kịp thời từ các nguồn khác.
10 đoàn tàu tuyến metro Nhổn- Ga Hà Nội đã có mặt ở Việt Nam
Chiều tối qua, 16/9, đánh dấu sự kiện quan trọng của tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn- Ga Hà Nội khi đoàn tàu ... |