(Diễn đàn trí thức) - Việt Nam đang đi ngược khi nhà khoa học phải tìm đến DN chứ không phải DN đặt hàng nhà khoa học.
Đó là quan điểm của GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng liên ngành Lịch sử, Khảo cổ, Dân tộc học ĐHQG Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia khi tham gia Diễn đàn khoa học "Tự chủ trong giáo dục Đại học - những vấn đề đặt ra" do Liên Hiệp Hội Việt Nam tổ chức.
![]() |
GS.TSKH. Vũ Minh Giang
Vị chuyên gia cho rằng, hiện nay có 3 nút thắt trong việc trao tự chủ cho cơ sở giáo dục Đại học (ĐH) của Việt Nam.
Thứ nhất, hiện nay Bộ Giáo dục- Đào tạo vẫn quản lý quá sâu, quá chặt hoạt động của các cơ sở giáo dục ĐH, đặc biệt là học thuật.
Giáo dục ĐH ở Việt Nam từ xưa đến nay vốn thích ứng với cơ chế, luật pháp, thiết chế tổ chức, với cách quản lý chặt. Các trường đã vận hành trong một loạt cơ chế không có tự chủ quá lâu.
Chính vì vậy, giờ nhắc tới tự chủ, bản thân các cơ sở giáo dục ĐH này nhiều khi cũng không hiểu tự chủ là thế nào.
“Có những cơ sở giáo dục ĐH hiểu tự chủ ĐH là tự lo kinh phí, được tự tiêu những khoản tiền mình kiếm được. Nghĩ đơn giản như vậy nên nhiều cơ sở ĐH không dám nhận làm thí điểm tự chủ” - GS. TSKH. Vũ Minh Giang nói.
Ở Việt Nam, trong thời gian dài các cơ sở giáo dục ĐH dạy gì là theo khuôn phép của Bộ chủ quản. Các trường chỉ được dạy những gì cho phép. Nhưng thực chất, bộ chủ quản đối với giáo dục ĐH không quản lý chuyên môn mà chỉ quản lý nhà nước ở lĩnh vực đó.
Cùng với sự thiếu nhận thức về tự do học thuật, các trường ĐH ở Việt Nam chỉ xoay vòng trong khó khăn tài chính, không phải tự chủ để tồn tại.
“Thuộc tính của giáo dục ĐH là sáng tạo ra tri thức mới. Giải thưởng Nobel trên thế giới đều ở các trường ĐH. Muốn vậy, dạy gì, dạy hướng nào, chọn cái gì để dạy là việc của các trường ĐH, các nhà khoa học” - GS.TSKH. Vũ Minh Giang nhấn mạnh. Muốn ĐH trở thành nơi sáng tạo ra tri thức mới thì những nhà khoa học, những người quản lý khoa học phải biết được hướng nghiên cứu của thế giới về vấn đề đó, lĩnh vực đó trong những năm tới ra sao. Họ tiếp xúc, đưa về, mở ra những cái mới, đi theo hướng nghiên cứu mới.
“Làm gì có Bộ nào có thể làm được việc này. Ở Việt Nam, bộ chủ quản có nhiệm vụ cấp tiền. Nên đương nhiên, bộ chủ quản giống như ông chủ. Họ có rất nhiều quyền, họ can thiệp vào công việc chuyên môn, can thiệp vào tổ chức. Vì bộ chủ quản can thiệp các vấn đề trên nên các trường ĐH coi như không có tự chủ.
Trong khi đó, các Bộ liên quan chỉ có nhiệm vụ đưa ra những đơn đặt hàng chứ không thể là bộ chủ quản” - GS Vũ Minh Giang nhận định.
Ông Giang cho rằng, để giải quyết khó khăn này, cần thay đổi dần những quy định của Bộ GD&ĐT với các trường ĐH.
Thứ hai, nguồn lực cho nghiên cứu học thuật hiện bị hạn chế. Do đó, hiện nay không trường Đại học nào được công nhận là cơ sở nghiên cứu. Các trường Đại học chỉ được hưởng cơ chế nghiên cứu, ngân sách nghiên cứu, tức chỉ là một nội dung trong ngân sách giáo dục chứ không phải được chú trọng đầu tư trở thành một cơ sở nghiên cứu.
Điều này cũng giảm sức sáng tạo của trường Đại học mà mấu chốt vấn đề vẫn nằm ở câu chuyện tự chủ học thuật.
Thứ ba là năng lực của chính nhà quản trị trong Nhà trường Đại học còn hạn chế, chưa thể tự chủ, chưa được giao cơ chế tự chủ: vẫn còn bị động về chỉ tiêu tuyển sinh, tài chính, quyền thu- chi...
GS. TSKH. Vũ Minh Giang cho rằng, một khi Nhà trường được tự chủ, ngay cả vấn đề tuyển sinh cũng không nên bị chịu sức ép từ phía cơ quan chủ quản.
"Khi đó, họ sẽ phải lo giữ uy tín của mình trước xã hội. Trách nhiệm giải trình ở đây chính là giải trình với xã hội chứ không phải với Chính phủ. Khi uy tín của trường Đại học đang ở mức cao, nếu tuyển sinh ồ ạt thì uy tín của họ bị giảm ngay xuống. Các trường ĐH trên thế giới có ai bị hạn chế tuyển sinh? Họ phải tự đặt ra các chỉ tiêu của mình để đảm bảo chất lượng đào tạo" - GS.TSKH. Vũ Minh Giang nhấn mạnh.
Khi tự chủ được, các trường Đại học sẽ tự thu hút doanh nghiệp hợp tác
Việc để các trường tự chủ về học thuật giúp họ có vị thế, tiếng nói nhất định trong xã hội, từ đó có được sự đầu tư thích đáng từ các doanh nghiệp.
Trả lời báo Đất Việt bên lề Diễn đàn khoa học, GS.TSKH. Vũ Minh Giang lý giải: "Các doanh nghiệp tư nhân thoáng trông thì thiên về hoạt động kinh tế nhưng kinh tế ở thời đại diễn ra cuộc CMKH 4.0 thì không tách rời lĩnh vực khoa học công nghệ. Việc mà KHCN mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp là điều không thể phủ nhận trên thế giới. Do đó ở đâu trên thế giới, các doanh nghiệp cũng đều muốn đầu tư vào nghiên cứu ở các trường Đại học, thậm chí đặt các phòng thí nghiệm ở ngay trong trường Đại học".
Theo ông Giang, Việt Nam vẫn còn hạn chế sự hợp tác quan trọng này.
![]() |
Tại sao lại cứ phải đại học?
Nhiều năm nay, cứ học đến lớp 11, 12 là phải nghĩ làm sao “lọt” được vào một trường đại học nào đó, mặc dù ... |
![]() |
Tốt nghiệp đại học: Mới là thoát nạn mù chữ!?
Nhưng có một điều ai cũng thấy là ở đất nước này là nhà nào cũng muốn con mình phải đỗ đại học, nhưng nhà ... |
Đại học tổ chức thi riêng liệu có tiêu cực?
Sau sự cố gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018, nhiều trường đại học có thể tổ chức kỳ thi riêng năm 2019 để ... |
![]() |