Giới trung lưu - cứu cánh cho kinh tế tiêu dùng Trung Quốc

Nếu giới trung lưu mạnh tay mua sắm sau thời gian dài phong toả, nền kinh tế Trung Quốc có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng. 

Từ lúc Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, Emma Wang quyết định giữ lại số tiền trước đó định dùng để đi du lịch. Khi chính quyền dần dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, Wang cho biết sẽ dùng tiền đó theo một cách khác chứ không siết lại chi tiêu. Cô tin rằng sắp tới không chỉ nên ưu tiên cho chăm sóc sức khỏe mà còn cần những trải nghiệm có ý nghĩa hơn với gia đình.

Thái độ của Wang có thể là tín hiệu cho thấy sự thay đổi trong cách tiêu tiền của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, theo hướng tập trung nhiều hơn cho các hoạt động liên quan đến gia đình. Sống tại Thượng Hải, Wang thấy rằng phải tiếp tục đầu tư cho đứa con trai 8 tuổi của mình học nghệ thuật và piano, mặc dù phải học trực tuyến.

Cô cũng đổi chiếc xe mui trần sang một chiếc minivan 7 chỗ để dễ dàng đón bố mẹ, sống tại Trùng Khánh (cách Thượng Hải 1.700 km), hoặc thuận tiện đi thăm họ hàng. "Gần đây, tôi đã nghĩ nhiều về những ưu tiên chi tiêu của mình. Sau khi dịch bệnh qua đi, tôi sẽ trân trọng những dịp đặc biệt mà cả gia đình ở cạnh bên nhau. Không cần phải cắt giảm các loại chi tiêu này", Wang nói.

gioi trung luu cuu canh cho kinh te tieu dung trung quoc

Người tiêu dùng đi mua sắm sau đại dịch ở Trung Quốc. Ảnh: AFP

Mặc dù các trung tâm mua sắm đã chứng kiến sự sụt giảm lớn về lưu lượng khách hàng vì đại dịch, nhưng những người trong cuộc vẫn lạc quan về tương lai cho thị trường hàng xa xỉ Trung Quốc. Tim Schlick, giám đốc chiến lược của Platinum Guild International, cho biết mặc dù Trung Quốc đã là thị trường trang sức bạch kim lớn nhất thế giới, nhưng nó vẫn đang phát triển.

Theo ông này, sau Covid-19, mọi người sẽ ra khỏi thời kỳ đen tối và đánh giá cao hơn cho các mối quan hệ của họ. Tại Trung Quốc, nhiều người thích mua các sản phẩm trang sức giá trị để thể hiện ý nghĩa trân trọng trong mối quan hệ.

Geraldine Chew, CEO Uniplan, cho biết hành vi tiêu dùng của Trung Quốc đang thay đổi. Ngoài mong muốn có một mối quan hệ giàu cảm xúc và thấu hiểu hơn của các thương hiệu, người tiêu dùng còn thích các trải nghiệm trực tuyến hơn.

Tháng trước, Tuần lễ thời trang Thượng Hải đã hợp tác với sàn thương mại điện tử Tmall để phát sóng toàn bộ các show diễn, trở thành sự kiện tuần lễ thời trang đầu tiên hoàn toàn diễn ra trên kỹ thuật số. "Đại dịch đã thực sự thay đổi khách hàng và kinh nghiệm tiếp cận họ của chúng tôi thông qua sự kiện và triển lãm trên không gian ảo", Chew nói.

Cũng theo Chew, châu Âu đặt nặng về thẩm mỹ và nghệ thuật. Còn ở Trung Quốc, mọi người tìm kiếm trải nghiệm kỹ thuật số hơn. Hai xu hướng là khác nhau.Tuy nhiên, theo ông, với một thị trường tiềm năng 1,4 tỷ dân, Trung Quốc phục hồi kinh tế tốt hơn so với phần còn lại của thế giới.

"Châu Âu là một thị trường trưởng thành với một số thương hiệu. Còn Trung Quốc thì đang tiếp tục viết câu chuyện về trải nghiệm thương hiệu của họ. Tôi nghĩ rằng tiềm năng thị trường tại đây còn nhiều", Chew nói.

Kể từ tháng 3, Trung Quốc đã thành công trong việc gia tăng sản lượng sản xuất, với tỷ lệ nối lại công việc tăng lên từ 70 đến 95% so với trước Covid-19, các nhà phân tích cho biết. Nhưng sự phục hồi nhu cầu trong nước dường như chậm hơn. Trong tháng 3/2020, doanh số bán lẻ giảm 15,8%. Chi tiêu cho ăn uống giảm 46,8% và doanh số bán xe giảm 18,1%.

Theo ông Aaronenia Victorino, Trưởng bộ phận chiến lược châu Á tại Ngân hàng tư nhân SEB, việc giảm chi tiêu chủ yếu là do phong tỏa. Về mặt lý thuyết, người tiêu dùng thành thị có khả năng tạo ra sự phục hồi mạnh mẽ khi đất nước mở cửa và cư dân được phép ra ngoài.

Aidan Yao, chuyên gia về kinh tế mới nổi châu Á tại AXA Investment Manager, cho biết sự thay đổi trong hành vi chi tiêu gây ra bởi Covid-19 dẫn đến sự phục hồi tiêu dùng không đồng đều, có thể gây áp lực lên nền kinh tế trong một thời gian.

Theo ông, có một phần chi tiêu của hộ gia đình khá đáng ngại - nơi là giãn cách xã hội tự nguyện và những cú sốc trên thị trường lao động kìm hãm mọi người chi tiêu cho nhà hàng, phim ảnh, du lịch và những thứ khác đòi hỏi sự tương tác giữa người với người. Theo đó, các dịch vụ như khách sạn, giải trí và hàng không, có thể không trở lại bình thường được cho đến năm 2021.

Carol Sun, sống tại Thượng Hải, là một ví dụ. Cô vẫn lo ngại về an toàn mặc dù các hạn chế đã được nới lỏng. Cô tiếp tục tránh đi ăn với bạn bè vì các nhà hàng nổi tiếng thì rất đông còn những quán vắng thì lại không hấp dẫn.

Nhưng thay vào đó, cô muốn bỏ tiền vào mua đồ nội thất mới và tiếp tục đi du lịch nước ngoài lúc các hạn chế du lịch được nới lỏng, nhưng cũng có thể chuyển sang du lịch trong nước nếu không có lựa chọn nào khác. Trước khi virus bùng phát, cô đã lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ hai tuần ở Ireland vào tháng 8, sau đó là chuyến đi 20 ngày tới New Zealand vào năm tới.

"Bạn bè và tôi đang tự hỏi khi nào thì dịch bệnh này sẽ chấm dứt và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Ở Thượng Hải 4 tháng qua thật không vui", cô nói.

Phiên An (theo SCMP)

gioi trung luu cuu canh cho kinh te tieu dung trung quoc Hoạt động sản xuất thấp kỷ lục, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nền kinh tế an toàn "hậu Covid-19"
gioi trung luu cuu canh cho kinh te tieu dung trung quoc Gian nan chặng đường khôi phục kinh tế Trung Quốc hậu đại dịch
gioi trung luu cuu canh cho kinh te tieu dung trung quoc Chứng khoán thế giới đi xuống theo sau các số liệu kinh tế ảm đạm
gioi trung luu cuu canh cho kinh te tieu dung trung quoc Kinh tế Eurozone giảm 3,8% trong quý 1 do dịch COVID-19
/ vnexpress.net