“Yêu cho roi cho vọt” là quan niệm của không ít người Việt, kể cả đội ngũ nhà giáo. Theo nhiều chuyên gia, việc dùng đòn roi để giáo dục học sinh là một phương pháp sai lầm, phản giáo dục. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng.
Cảnh bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non Mầm Xanh. Ảnh cắt từ clip
Dùng đòn roi, trẻ sẽ ngoan?
Khi bị dư luận lên án về những hành vi bạo hành trẻ em dã man, rất nhiều giáo viên, bảo mẫu đều lấy lý do là áp lực công việc nên đánh trẻ. Hay dạy trẻ cần phải dùng roi vọt để chúng biết sợ và ngoan hơn.
TS Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao - Trưởng khoa Giáo dục mầm non (Trường ĐH Sài Gòn) cho rằng, điều này là bao biện cho sự thiếu kỹ năng nghề và hiểu sai cơ bản về đạo đức nhà giáo: “Tôi từng nghe có giáo viên hướng dẫn nhau cách đánh trẻ như thế nào, đánh vào lúc nào để đến lúc trẻ được đón không còn dấu vết bầm tím, phụ huynh sẽ không phát hiện ra. Việc làm này hoàn toàn sai về mặt phương pháp giáo dục”.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cũng cho rằng, không nên dùng đòn roi để dạy học sinh. Khi sử dụng đòn roi, đó chính là lúc giáo viên thể hiện sự bất lực trong cách giáo dục.
“Tôi quan niệm, người giáo viên phải dùng năng lực sư phạm của mình thực hiện được những yêu cầu giáo dục mà mình đặt ra, chứ không phải vì bất lực mà áp đặt lên suy nghĩ của học trò. Chúng ta là nhà giáo, chứ không phải tay anh chị mà thực hiện sức mạnh của mình bằng nắm đấm” - TS Lâm khẳng định.
Đồng quan điểm, TS Vũ Thu Hương (giảng viên ĐH sư phạm Hà Nội) cho biết, chị đã rùng mình khi nghe giáo viên truyền miệng cách đánh trẻ ra sao để không bị phát hiện, không bị bố mẹ kiện tụng. Điều này là có thật. Vì vẫn giữ suy nghĩ “yêu cho roi cho vọt” nên nhiều giáo viên, kể cả phụ huynh cho mình quyền được đánh trẻ. Đây là nguyên nhân khiến vấn nạn bạo hành trẻ em ngày càng gia tăng.
“Đánh trẻ là một phương pháp phản giáo dục, không phù hợp để áp dụng trong việc dạy dỗ con người” - TS Thu Hương nhấn mạnh.
Nếu không yêu trẻ, đừng làm nghề giáo
Sau vụ bạo hành trẻ gây phẫn nộ t
ại lớp mầm non Mầm Xanh (TPHCM), phụ huynh đã đồng loạt kiến nghị lắp camera trong lớp học để có thể theo dõi, giám sát việc học tập của con mình.
Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, camera chỉ là giải pháp tình thế, quan trọng nhất vẫn là đạo đức của mỗi nhà giáo.
Nếu như giáo viên không có tâm, muốn đánh trẻ thì lắp hay không họ vẫn đánh. Thay vì đánh công khai, họ tìm những góc khuất để hành hạ trẻ.
TS Vũ Thu Hương thẳng thắn, nếu ai đó không yêu trẻ, vẫn giữ suy nghĩ “đánh để trẻ ngoan”, thì không nên làm nhà giáo nữa, nhất là giáo viên mầm non. Đòn roi không bao giờ tạo nên nhân cách tốt của một con người, bởi bạo lực chỉ truyền đi thông điệp bạo lực.
Còn nỗi đau nào hơn khi thấy con mình bị bạo hành?
Không biết đây là lần thứ bao nhiêu một clip bạo hành trẻ mầm non mà đa phần là con của công nhân được đưa ... |
Hiện tượng bạo hành trẻ mầm non do "giáo viên"chọn nhầm nghề?
Đã chọn ngành mầm non thì phải thực sự yêu trẻ mới có thể gắn bó lâu dài, vì đây là một nghề đòi hỏi ... |
Tiến sĩ Giáo dục mầm non: \'Giáo viên bị ức chế dễ bạo hành trẻ\'
Giáo viên thiếu kỹ năng sư phạm, suy thoái đạo đức, tâm lý ức chế dồn nén lâu ngày... được cho là nguyên nhân dẫn ... |