“Không khoan nhượng” là ý kiến của đại biểu Hoàng Minh Sơn đưa ra tại phiên thảo luận chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
Ảnh minh họa, nguồn: tes.co. |
Không khoan nhượng vì với bộ máy hành chính cồng kềnh hiện nay thì “nồi cơm Thạch Sanh” cũng không nuôi nổi.
Còn nhiều ý kiến không khoan nhượng khác, rất táo bạo và đột phá, như ý kiến của ông Phạm Văn Hoà - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: “VN có 63 tỉnh, thành như hiện nay là quá nhiều. Bộ ngành quản lý rất vất vả. Cần nghiên cứu hợp nhất một số tỉnh cũng như một số bộ ngành có điểm tương đồng về chức năng, nhiệm vụ”.
Đã có nhiều tỉnh tách ra, nay chẳng lẽ nhập lại, đó là điều nhiều người sẽ phản đối, đặc biệt là những địa phương (có thể) được “hợp nhất”, bởi vì ai cũng muốn có chức có quyền, nếu sáp nhập thì không chừng mất chức hoặc xuống chức.
Nhưng hãy vì cái chung mà tỉnh táo nhận ra rằng, nếu như việc sáp nhập một số tỉnh có lợi cho nước cho dân hơn thì làm. Có những việc phù hợp thời điểm này, nhưng cần thay đổi ở thời điểm khác, đó là đòi hỏi và là quy luật của phát triển.
Trước đây đi lại khó khăn, thiếu công cụ quản lý, nhưng hiện nay điều kiện đi lại thuận tiện, công nghệ thông tin phát triển, chưa kể các công cụ quản lý hiện đại khác. Vậy thì, lựa chọn và sáp nhập một số tỉnh, thành hoàn toàn có thể.
Lợi cho nước cho dân cụ thể là gì? Đó là bớt đi một bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể, địa phương cấp tỉnh. Bộ máy đó kéo theo trụ sở, ôtô, nhân sự, chi tiêu. Từ hai tỉnh nhập thành một tỉnh sẽ tinh giản biên chế được rất lớn. Tương tự, tính toán sáp nhập lại các xã, huyện trong điều kiện phù hợp, có lợi ích thiết thực.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nói thẳng rằng, đã đến lúc Quốc hội cần chỉ rõ cấp trung gian chính là tổng cục, cục, vụ, chi cục, trong vụ có cấp phòng. Có dẹp được cấp trung gian này không là vấn đề đầy thách thức đặt ra với Chính phủ.
Và câu hỏi sát rạt của đại biểu Nguyễn Hữu Cầu: “Có phải cấp trung gian là bộ trong bộ không”, và tại sao “trong 22 bộ, cơ quan ngang bộ thì có 17 nơi có tổng cục, còn lại 5 nơi không có mà vẫn hoạt động bình thường”.
Những đề xuất của các đại biểu cần phải được lắng nghe và làm càng nhanh càng tốt.
Giảm cấp trung gian để tinh gọn biên chế
Ngày 30-10, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận tại hội trường về thực hiện ... |
Sẽ giảm 10% biên chế
Trong mỗi giai đoạn 5 năm sẽ giảm dần 10% biên chế hiện có, các trường hợp tuyển dụng mới thì tính theo hợp đồng ... |
http://laodong.vn/su-kien-binh-luan/giam-bien-che-voi-tinh-than-moi-573114.ldo