Giải cứu củ cải thối ngoài đồng: Tư duy ngắn và dài...

Việc kêu gọi các cơ quan, đoàn thể, các cá nhân mua củ cải để giúp người nông dân chỉ là cấp cứu trước mắt và vẫn cần giải pháp lâu dài.

Phải có 2 nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài

Mới đây, ông Vũ Văn Kỳ - Giám đốc hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt) cho biết, toàn xã có 80 ha trồng củ cải, trong đó diện tích củ cải đến thời gian thu hoạch khoảng 20 ha, sản lượng 1.500 tấn, đang ứ đọng và cần tiêu thụ gấp trong 10-15 ngày tới. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn khoảng 20 ha củ cải ở giai đoạn cây non.

Theo ông Kỳ, hiện giá củ cải bán tại thôn Đông Cao khoảng 1.500-2.000 đồng mỗi kg (thời điểm được giá là 8.000 đồng mỗi kg); củ cải già dùng để sấy khô, muối khoảng 1.000 đồng mỗi kg. Việc củ cải ứ đọng, phải nhổ bỏ và tiêu hủy gây thiệt hại từ 1,5 đến 2 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân giá củ cải giảm, ông Kỳ nhận định, do thời tiết thuận lợi nên cây rau phát triển nhanh, năng suất cao, cung vượt cầu.

giai cuu cu cai thoi ngoai dong tu duy ngan va dai

Hàng nghìn tấn củ cải đã bị người dân xã Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội nhổ bỏ. Ảnh: Ngọc Thành VnE

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 16/3, PGS.TS Nguyễn Văn Nam - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho biết: "Với các sự việc như trên sẽ có 2 nhóm giải pháp cấp cứu trước mắt và lâu dài có tính chiến lược.

Với nhóm cấp cứu trước mắt thì có thể vận động các cơ quan, đoàn thể chung tay tiêu thụ ủng hộ cho người dân, đúng với hình thức trước đây đã từng giải cứu thịt lợn, đối tượng chính là các nhà ăn tập thể, các đơn vị quân đội, tạo ra nguồn cầu lớn.

Thêm nữa, là các hệ thống phân phối từ doanh nghiệp chế biến các sản phẩm, các siêu thị, nhưng khó vì thường họ có hợp đồng cung cấp sản phẩm lâu dài với từng HTX.

Còn giải pháp lâu dài thì có nhiều hướng:

Một là, người sản xuất luôn luôn phải khảo sát thị trường, biết nhu cầu rồi mới sản xuất, vì bán nội địa thì dự báo dễ hơn.

Nhưng người nông dân Việt thiếu kiến thức, trồng cứ trồng, phó mặc cho thị trường năm được năm mất mùa, hơn nữa, rau cũng hàng trăm loại, thay thế nhau, nên bị thụ động.

Vì thế nên việc dự báo thị trường phải do HTX làm, các Viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý trực tiếp, dự báo lượng rau tiêu thụ 1 năm bao nhiêu, cao điểm mùa Tết bao nhiêu rồi khuyến cáo người dân trồng rau bao nhiêu, nếu dân cố tình trồng thừa thì phải chấp nhận thiệt hại.

Nói đơn giản như đã trồng rau thì phải biết củ cải Tết người dân vẫn dùng nhưng ít hơn các loại rau khác như xà lách, cải ngồng, cải cúc...thì phải giảm đi, trồng thêm các loại khác, tức đo đếm lượng cầu rồi tính lượng cung, cân đối số lượng gieo trồng.

Hai là, ký hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ như siêu thị, các chợ đầu mối lớn, các hợp đồng đó dù giá không cao, nhưng giá thành ổn định. Tuy nhiên, vì sau Tết giá có thể tự nhiên bùng lên, ray đắt, nhiều người dân chạy theo lợi trước mắt, phá vỡ hợp đồng, không bán cho HTX, đem ra chợ bán.

Để thấy, đã quyết gắn bó với nhau thì phải làm theo hợp đồng, không ham lợi trước mắt, tính toán lợi ích lâu dài, ổn định.

Ba là, nhà nước đưa ra các phương án chế biến nông sản, đến mùa thu hoạch số lượng nhiều, giá rẻ thì mua nguyên liệu tươi vào chế biến thành củ cải muối, củ cải khô, kim chi củ cải, đến mùa không còn củ cải tươi vẫn còn mặt hàng khác, giá thành lại cao.

Để làm được thì cần công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản, nếu bảo quản tốt thì được 1 tháng bán vẫn được củ cải tươi. Nhưng giải pháp này thì nhà nước phải đầu tư chứ người dân khó lòng làm được".

Những định hướng về chế biến thực phẩm

Bàn về nghịch lý trong khi củ cải tươi vứt đầy đồng thì kim chi củ cải giá vẫn gần 100.000đ/kg, ông Nam cho rằng, việc này không khó hiểu khi thị hiếu người tiêu dùng là thích dùng sản phẩm đã chế biến.

Vậy thì với sự nhanh nhậy, chúng ta nên đi theo hướng làm những cái thị trường cần, thị trường muốn, phát triển công nghệ bảo quản, chế biến hiện đại hơn. Đồng thời nhà nước phải đứng ra hỗ trợ cho một số doanh nghiệp chế biến, tạo thị trường dùng quen các sản phẩm chế biến đó.

"Hiện nay, các sản phẩm chế biến của chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa ẩm thực khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, vậy thì cần tranh thủ tận dụng để làm theo xu hướng.

Bộ NN-PTNT cần đưa ra những chính sách rõ ràng, vì mỗi nhà máy chế biến cần đến số lượng hàng trăm tấn, nên cần có nguồn nguyên liệu ổn định, vậy thì cần phải đảm bảo yếu tố gì, phải có điều kiện cụ thể", ông Nam khẳng định.

Cũng theo vị chuyên gia trên, đây cũng không phải loại nông sản đầu tiên phải giải cứu, trước đây đã từng có chuối, ớt, dưa hấu, thanh long...Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp cần phải vận động dân đừng manh mún, tự phát, nhỏ lẻ mà hãy làm ăn lớn.

Theo khảo sát của Đất Việt, hiện nay trên một số group mua bán của dân văn phòng như Chợ Quê, Bán giỏi mua khéo cũng có một số người đang đăng bán củ cải để giải cứu giúp người dân.

Các phương án nóng của Hà Nội

Ngày 16/3, TP Hà Nội đã họp tìm cách tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ hàng nghìn tấn củ cải ngọt được trồng tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh.

Tại đây, Sở Công Thương Hà Nội cho biết sẽ triển khai chương trình đồng loạt trên hệ thống phân phối của thành phố để hỗ trợ tiêu thụ hơn 1.000 tấn củ cải cho người dân; làm văn bản gửi đến các cơ quan, đoàn thể kêu gọi giúp nông dân tiêu thụ với giá ổn định.

Ngoài ra, Sở Công Thương cũng liên hệ với nhà máy bánh mứt kẹo Hà Nội và bánh mứt kẹo Tràng An, để hai cơ sở này hỗ trợ người dân sấy khô không lấy công.

Châu An

giai cuu cu cai thoi ngoai dong tu duy ngan va dai Dân Hà Nội tấp nập mua củ cải \'\'giải cứu\' nông dân Mê Linh

Nhiều địa điểm đã được những nhóm bạn trẻ Hà Nội lập ra làm cầu nối giúp tiêu thụ "giải cứu" củ cải cho người ...

giai cuu cu cai thoi ngoai dong tu duy ngan va dai Sau cà chua, su hào và... giáo viên, chúng ta còn phải “giải cứu” những gì?

Vụ việc 500 giáo viên (GV) ở Đắk Lắk có nguy cơ thất nghiệp đang chưa tìm ra giải pháp, thì lại xuất hiện tình ...

giai cuu cu cai thoi ngoai dong tu duy ngan va dai Hà Nội họp "giải cứu" cả nghìn tấn củ cải ế

Sở Công Thương sẽ gửi văn bản đến các cơ quan, đoàn thể để kêu gọi giúp nông dân tiêu thụ toàn bộ số lượng ...

giai cuu cu cai thoi ngoai dong tu duy ngan va dai Cục trưởng Cục trồng trọt nói gì về hàng trăm tấn củ cải, su hào ế thừa phải chặt bỏ?

"Rau ế thừa phải chặt bỏ chỉ xảy ra ở Hà Nội và Hải Dương” - đó là thông tin của ông Nguyễn Hồng Sơn ...

/ Theo Đất Việt