Giá vàng 12/8: Đột ngột tăng mạnh, sẽ lập đỉnh trong năm nay?

Sau một phiên cầm cự tại 1.730 USSD/ounce, giá vàng hôm nay đã vọt lên mạnh mẽ.

Trước giờ mở cửa, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM được niêm yết 56,20-56,90 triệu đồng/lượng, giảm nhẹ 50 nghìn đồng chiều mua vào và bán ra so với cùng thời điểm phiên trước. Mức điều chỉnh này cũng bằng chính mức tăng của phiên trước.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội giữ nguyên chiều mua vào 56,15 triệu đồng/lượng và tăng nhẹ thêm 50 nghìn đồng chiều bán ra lên 57,70 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ duy trì 50,30-51,30 triệu đồng/lượng kể từ phiên đầu tuần này.

Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu vẫn “đóng băng” tại 51,51-52,21 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…

Với diễn biến mới trên thị trường thế giới, giá vàng trong nước được kỳ vọng sẽ phá vỡ tình trạng ảm đạm hiện nay.

Đầu ngày 12-8 (theo giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại 1.752 USD/ounce, đánh dấu một phiên tăng tới 22 USD/ounce.

Trước đó trong ngày 11-8, giá vàng thế giới giao dịch giằng co không nhiều trong nhiều giờ. Tuy nhiên, sau khi Mỹ thông báo dữ liệu liên quan đến lạm phát, giá vàng đã tăng hàng chục USD/ounce.

Cụ thể, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 -2021 tăng 0,5%. Như vậy, so với mức tăng của tháng trước là 0,9%, CPI tại Mỹ đã giảm 0,4 điểm %. Thế nhưng, nếu so với cùng kỳ năm trước thì CPI tại Mỹ đã tăng 5,4%.

Lập tức, thị trường tài chính có phản ứng. Đồng USD suy yếu sâu so với nhiều đồng tiền mạnh khác, tạo đà cho giá vàng hôm nay khởi sắc.

Các nhà phân tích cũng nhận định, thị trường vàng có thể tiếp tục kéo dài chuỗi ngày khó khăn vì đồng USD - "kẻ thù" lớn nhất của kim loại quý vẫn ở mức cao. Sau khi mất gần 100 USD vào tháng 8/2021, vàng sẽ cần một thời gian để ổn định và tìm lại các mức hỗ trợ mới.

Kitco News dẫn lời chuyên gia Florian Grummes - Giám đốc điều hành của Midas Touch Consulting - cho biết, nếu lịch sử lặp lại, việc mở rộng nhanh chóng bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương sẽ dẫn đến lạm phát lớn về giá tài sản và tiêu dùng, khi đó các nhà đầu tư sẽ đổ xô vào kim loại quý để "trú ẩn", trong đó có vàng. Chuyên gia Florian Grummes cho rằng, kim loại quý này sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại mới vào năm nay.

Trên trang Capital.com, các chuyên gia cho rằng, do nhu cầu tích cóp và đầu tư vàng tăng khiến quý kim này có thể quay trở lại mốc 2.000 USD/ounce trong năm 2021, sau khi chạm mốc cao nhất trong lịch sử 2.063 USD/ounce vào tháng 8/2020.

Các biện pháp kích thích kinh tế chưa từng có mà các chính phủ đưa ra vào đầu đại dịch đã khiến giá vàng tăng mạnh. Song, một số nhà phân tích cho rằng sự quan tâm đến đầu tư vàng cũng bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng của tiền điện tử khi Bitcoin được xem là "vàng kỹ thuật số".

Giá vàng cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu vật chất đối với kim loại quý, vốn được sử dụng trong điện tử, y học và trang trí, cũng như trong đồ trang sức. Ở các thị trường tiêu dùng vàng lớn nhất thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ, việc mua đồ trang sức bằng vàng đều mang tính mùa vụ cao. Mùa lễ hội và mùa cưới ở Ấn Độ và Trung Quốc được tổ chức nhiều vào nửa cuối năm khiến người tiêu dùng mua nhiều, đẩy giá đi lên.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động mua bán và giảm giảm thu nhập của người dân trong năm 2020 và 2021 khiến đà tăng của giá vàng chững lại so với các năm trước đó.

PV (th)

Giá vàng hôm nay 11/8: Chịu sức ép của USD, giá vàng bất động Giá vàng hôm nay 11/8: Chịu sức ép của USD, giá vàng bất động
Giá vàng hôm nay 7/8: Cuối tuần vàng lao dốc không phanh Giá vàng hôm nay 7/8: Cuối tuần vàng lao dốc không phanh
Giá vàng hôm nay 4/8: Tiếp tục đi ngang Giá vàng hôm nay 4/8: Tiếp tục đi ngang
/ Nghề nghiệp và cuộc sống