Không viết, vẽ vào sách giáo khoa (SGK) để sử dụng lâu bền. Xử lý nghiêm những cá nhân khiến học sinh phải mua quá nhiều sách tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả. Rà soát, đánh giá việc in ấn, phát hành SGK nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách. 3 chỉ đạo “nóng” vừa được Bộ trưởng Bộ GDĐT ký ban hành.
Câu chuyện độc quyền, lãng phí trong in ấn và sử dụng SGK chưa khi nào nóng như năm nay. |
Có thể nói, câu chuyện độc quyền, lãng phí trong in ấn và sử dụng SGK chưa khi nào nóng như năm nay. Nóng, đến mức Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cầm SGK lớp 1 lên nghị trường, đặt thẳng những câu hỏi về lợi ích nhóm, về độc quyền, về sự phí phạm chi phí xã hội cả ngàn tỉ mỗi năm cho cả trăm triệu bản SGK chỉ dùng được một lần. Và những câu hỏi ấy được gửi đích danh tới Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Vừa hôm trước, NXB Giáo dục phân trần với báo giới, rằng kết quả kinh doanh mảng SGK liên tục lỗ hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, 2015 lỗ 43,8 tỉ đồng; 2016 lỗ 43,3 tỉ và năm ngoái lỗ 38,14 tỉ. Riêng chuyện học sinh viết, vẽ vào sách, NXB này chỉ giải thích, rằng SGK về cơ bản được thiết kế không để học sinh viết vào sách.
Cách giải thích tương tự quan điểm của một Thứ trưởng Bộ Giáo dục, rằng: Bộ Giáo dục khẳng định không yêu cầu học sinh làm bài hay viết trực tiếp vào SGK mà cần làm vào vở viết hoặc vở bài tập, nhưng nếu giáo viên không hướng dẫn từ đầu năm học và nhắc nhở thường xuyên, học sinh sẽ có thói quen viết trực tiếp vào SGK, gây lãng phí.
Lỗ , dẫu là vài chục tỉ mỗi năm, cho thấy hiệu quả của kinh doanh, chứ đó hoàn toàn không phải là lý do biện minh cho độc quyền. Cũng tương tự, việc học sinh viết, vẽ vào SGK cũng chỉ là một trong những lý do gây ra lãng phí quá lớn, quá không cần thiết. Lỗi tại 15,4 triệu học sinh thì ai mà không nhìn thấy, ai mà không biết đó là cách né trách nhiệm dễ dàng nhất.
Cho nên, chỉ thị của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, với ba chỉ đạo nóng, trúng vấn đề vẫn là đáng hoan nghênh.
Nhưng giá như tinh thần tiết kiệm cho dân ấy là một trong những tiêu chí để làm SGK. Giá như ngay từ đầu sách được thiết kế vẫn có cách cho học sinh sáng tạo nhưng không giống như là khuyến khích viết thẳng vào sách với những khoảng trống rất... hồn nhiên. Giá như chỉ thị, với yêu cầu rà soát, đánh giá cụ thể SGK hiện hành theo hướng hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách được đưa ra sớm hơn, như một nhận thức chứ không phải là một cách chữa cháy, một cái phao uy tín.
Và giá như không có cái gốc là việc độc quyền làm sách thì cũng chẳng cần có chỉ thị, chẳng mất ngàn tỉ mỗi năm, chẳng cần phải viết ra đây những chữ giá như.
Chủ nghĩa thành tích: Đâu phải chỉ ngành giáo dục!
Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đã có một tâm lý là: khi chấm thi tốt nghiệp THPT thì “nới tay”, cốt là để ... |
Sách giáo khoa lỗ 40 tỷ/năm, NXB Giáo dục Việt Nam vẫn lãi 150 tỷ đồng
Theo NXB Giáo dục Việt Nam, sách giáo khoa (SGK) chiếm 60% doanh thu, gây lỗ 40 tỷ đồng mỗi năm. Các mảng khác chỉ ... |
Học sinh bị phạt uống nước giặt giẻ lau bảng: Bộ trưởng Nhạ nói \'đây là điều đau xót\'
Trả lời đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết rất xót xa khi có hiện tượng cô giáo phạt học sinh ... |
Bộ trưởng Nhật có thể hủy dự G20 vì bê bối liên quan đến thủ tướng
Bộ trưởng Tài chính Nhật đang xem xét việc hủy dự cuộc họp của G20 tại Argentina vào tuần tới, sau khi bị cáo buộc ... |