Vào Việt Nam chỉ vài năm nay nhưng 2 doanh nghiệp Uber, Grab đã tạo ra sự sôi động và thay đổi thói quen người dùng trong thị trường vận tải hành khách công cộng. Tuy nhiên, 2 doanh nghiệp này cũng gặp không ít sóng gió.
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
Ra đời tại Malaysia vào tháng 2-2012, 2 năm sau, GrabTaxi đã có mặt tại Việt Nam và tháng 10-2014 tiếp tục ra mắt dịch vụ GrabBike. Lúc này, người dùng khá bỡ ngỡ trước ứng dụng này nên sử dụng chưa cao.
Năm 2015, Grab được Bộ GTVT cấp phép thí điểm hoạt động tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng.
Trong khi đó, vào tháng 7- 2014, Uber cũng bắt đầu chen chân khai thác dịch vụ ở Việt Nam.
Hai công ty này bắt đầu cuộc đua về taxi công nghệ và cạnh tranh thị phần với các hãng taxi truyền thống ở Việt Nam. Uber hoạt động chậm hơn một bước do chỉ được phép thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế (Visa), trong khi Grab nhận thanh toán tiền mặt, phù hợp thực tế tiêu dùng ở Việt Nam.
Tháng 12-2014, Uber đề xuất Hiệp hội Taxi Hà Nội "bắt tay" để vận hành hệ thống taxi công nghệ. Tuy nhiên, thương lượng bất thành và sau đó, Uber tự thành lập Uber Việt Nam, hoạt động với hình thức công ty ứng dụng công nghệ.
ĐỐI MẶT SÓNG GIÓ
Sau hơn 1 năm triển khai dịch vụ khá mới mẻ tại Việt Nam, hai hãng taxi công nghệ này bắt đầu gặp thử thách.
Giữa năm 2015, Vinasun ra mắt ứng dụng đặt xe trực tuyến có tên VNS App.
Tháng 10-2015, Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT dừng hoạt động kinh doanh đối với Grab, Uber.
Xe ôm công nghệ Uber, Grab được nhiều người sử dụng
Lý do đưa ra là Uber, Grab cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế và phá giá. Trong khi đó, các hãng taxi truyền thống bị quản lý chặt, đóng nhiều thứ thuế khác nhau.
Một tháng sau, Uber bị Bộ GTVT bác bỏ hồ sơ xin thí điểm hoạt động ứng dụng vì một số điều khoản chưa đáp ứng được.
Năm 2016, Uber, Grab đẩy mạnh các ứng dụng xe ôm và tăng cường khuyến mãi, giảm giá để thu hút tài xế. Lúc này, các hãng taxi truyền thống than phiền về việc hoạt động thua lỗ. Cụ thể, taxi Mai Linh lỗ 84 tỉ đồng; Vinasun cho thôi hàng loạt nhân viên, tài xế...
Tháng 1-2017, các hãng Thành Công, Mai Linh, Nội Bài, Open 99… đua nhau thành lập ứng dụng gọi taxi như Uber, Grab và liên tục kiến nghị giảm giá, miễn thuế ngang ngửa với Uber, Grab.
Tuy nhiên, vào tháng 3-2017, Bộ Tài chính bác bỏ đề xuất của các hãng taxi truyền thống.
Đỉnh điểm của việc phản đối taxi công nghệ là vào tháng 5-2017, Vinasun gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ cho rằng Uber, Grab cạnh tranh thiếu lành mạnh. Ông Tạ Long Hỷ, Phó Tổng giám đốc Vinasun, cho biết hãng sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng vì hình thức kinh doanh không lành mạnh, phá giá của Grab, Uber.
Xe ôm truyền thống ngày càng bị thu hẹp đất sống
Tháng 6-2017, Bộ GTVT yêu cầu Grab, Uber ngưng ứng dụng sử dụng dịch vụ đi chung (GrabShare, UberShare). Cùng thời điểm, Vinasun cũng phải cắt giảm 8.000 nhân viên, Mai Linh 6.000 nhân viên vì kinh doanh khó khăn.
Tháng 7-2017, Tổng Cục Thuế thanh tra hoạt động thuế của Uber, Grab. Hai tháng sau, TP HCM đề xuất công nhận Uber, Grab là loại hình taxi kiểu mới. Thế nhưng, Hà Nội lại kiến nghị cho dừng khẩn cấp hoạt động của Uber, Grab.
Đầu tháng 10-2017, có tin Uber trốn thuế gần 67 tỉ đồng và bị ngưng hoạt động. CEO Đặng Việt Dũng của Uber đã từ nhiệm. Trong khi đó, Grab tuyên bố đã xong bước đầu tiên giành thị phần vận tải ở TP HCM...
Tại hội nghị "Tổng kết 2 năm thực hiện thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng" diễn ra ngày 19-12, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết sẽ sửa quy định về điều kiện kinh doanh để làm rõ chủ thể kinh doanh, chủ thể cung cấp công nghệ, không mập mờ như hiện nay. Nếu cần thiết, yêu cầu Uber, Grab phải thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Tranh luận nóng, vẫn chưa định danh Uber, Grab
Cuộc tổng kết thí điểm 2 năm ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải của Bộ GTVT chiều 19.12 đã biến ... |
Uber và cơn khủng hoảng \'quấy rối tình dục\'
Hình ảnh của Uber tổn hại trầm trọng sau những vụ tấn công tình dục của tài xế đối với hành khách cũng như trong ... |