Elon Musk, chủ tịch SpaceX, từng chia sẻ dự định hợp tác với NASA và dịch vụ đưa người vào vũ trụ chi phí thấp, nay đang dần thành hiện thực.
Gần 16 năm sau, công ty SpaceX đã biến dự định của Musk thành hiện thực vào cuối tuần trước. Hôm 30/5, SpaceX ghi tên vào lịch sử khi đưa hai phi hành gia NASA lên quỹ đạo Trái Đất. Buổi phóng tàu đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng. Đây là lần đầu tiên sau gần một thập kỷ các phi hành gia bay vào không gian từ đất Mỹ, chuyến bay có người lái đầu tiên của SpaceX và lần đầu tiên một tàu vũ trụ do công ty tư nhân phát triển chở người lên quỹ đạo Trái Đất.
Hai phi hành gia Doug Hurley và Bob Behnken đã gia nhập cùng các đồng nghiệp trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau chuyến bay thành công. Nhưng cách đây gần hai thập kỷ, Musk thậm chí còn muốn giúp NASA tiến xa hơn.
Elon Musk, chủ tịch SpaceX, bày tỏ sự mừng rỡ khi phóng thành công tên lửa Falcon 9 và tàu vũ trụ Crew Dragon tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy. |
Từng trả lời phỏng vấn với CNN năm 2004, Musk chia sẻ: "Tôi nghĩ về cơ bản, cách chúng tôi giúp NASA là hạ thấp chi phí bay vào không gian, cho phép chúng ta thực hiện nhiều điều thú vị hơn trong ngân sách. Nếu muốn bay tới Mặt Trăng và sao Hỏa, chúng ta không có cách nào để đạt mục tiêu đó với ngân sách hiện nay của NASA trừ khi có thể cắt giảm đáng kể chi phí. Do đó, tôi cho rằng SpaceX có vai trò thực sự quan trọng giúp NASA hoàn thành nhiệm vụ".
Musk từng dự đoán nhu cầu đưa vệ tinh và hàng hóa vào không gian sẽ gia tăng. Ông hình dung ngành công nghiệp vũ trụ sẽ mở rộng với những hạng mục mới như du lịch không gian hoặc phiêu lưu vũ trụ.
Hiện nay, SpaceX đang tiếp tục chế tạo và thử nghiệm các nguyên mẫu của tàu vũ trụ Starship có sức chở 100 người. Theo Musk, một ngày nào đó phương tiện này sẽ đưa những người đầu tiên tới sao Hỏa. Nhiều đối thủ cạnh tranh của SpaceX như Blue Origin và Virgin Galactic cũng đang phát triển công nghệ hướng tới du lịch không gian. "Tôi nghĩ chúng ta bắt đầu chứng kiến một kỷ nguyên mới của khám phá vũ trụ được thúc đẩy bởi các công ty thương mại thay vì chính phủ", Musk nói.
Sau khi ngừng chương trình tàu con thoi vào tháng 7/2011, NASA phải dựa vào cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga để đưa người vào không gian. Với mỗi ghế trên tàu vũ trụ Soyuz, NASA phải chi 85,4 triệu USD. Từ năm 2017, NASA đã tiêu tốn hơn một tỷ USD để đưa phi hành gia Mỹ lên trạm ISS. Ngay cả trước khi Covid-19 đe dọa nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng tới nguồn ngân sách từ chính phủ, NASA nhiều lần nhấn mạnh cơ quan này cần "phương tiện đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí để di chuyển giữa Trái Đất và ISS". SpaceX đã mang lại giải pháp cho NASA khi chi phí ước tính cho mỗi ghế trên tàu Crew Dragon vào khoảng 55 triệu USD và tàu Starliner là 90 triệu USD.
Lúc đầu, ngoài SpaceX và Boeing, hai công ty Sierra Nevada và Blue Origin cũng tìm cách cung cấp dịch vụ chở người và hàng hóa lên trạm ISS. Năm 2014, chỉ có SpaceX và Boeing được NASA ký hợp đồng phát triển tàu vũ trụ và hệ thống phóng chở người theo chương trình Commercial Crew.
Tàu vũ trụ Crew Dragon của tập đoàn SpaceX \'cập bến\' ISS
Hoạt động “cập bến” diễn ra chỉ 19 giờ sau khi tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon rời bệ ... |
SpaceX phóng tàu vũ trụ Crew Dragon đánh dấu mốc lịch sử
Rạng sáng 31/5, tàu vũ trụ Crew Dragon đã rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của bang Florida (Mỹ), mở ra một ... |
SpaceX thử nghiệm hệ thống thoát hiểm của tàu vũ trụ
Tàu vũ trụ chở người Crew Dragon có thể tự đốt động cơ để tách khỏi tên lửa đẩy trong trường hợp xảy ra sự ... |
https://vnexpress.net/elon-musk-va-tham-vong-giam-chi-phi-bay-vao-vu-tru-4108299.html