Đừng để sản phẩm giáo dục lại là Khá Bảnh, thánh chửi!

Ngày 5/4, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã tổ chức Hội thảo góp ý kiến dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Phát biểu khai mạc hội thảo, ĐBQH - TSKH Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch VUSTA cho biết, Luật Giáo dục được ban hành từ năm 2005, trong được 15 năm qua đã có sửa đổi một số điều và lần sửa đổi này mang tính chất toàn diện.

Do tính chất quan trọng của luật này và sự quan tâm của toàn dân, ĐBQH, Quốc hội quyết định xem xét Luật Giáo dục sửa đổi tại 3 kỳ họp và tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV tới, dự án Luật Giáo dục sửa đổi sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Theo TSKH Nghiêm Vũ Khải, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tổ chức ngày 4/4 góp ý Luật Giáo dục sửa đổi, vấn đề được nhiều ĐBQH quan tâm là phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, triết lý giáo dục, chương trình SGK, thi cử, người học, giáo viên, đào tạo, chuẩn hóa giáo viên, đầu tư tài chính cho giáo dục, quản lý, quản trị giáo dục....

dung de san pham giao duc lai la kha banh thanh chui

Không thể để sản phẩm giáo dục chỉ là Khá Bảnh hay Thánh chửi

Trước khi góp ý cho dự thảo, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực chia sẻ, ông cảm thấy "rất buồn và không biết có nên nói nữa không" vì tại Hội thảo tổ chức hồi tháng 1/2019 của VUSTA, ông và các chuyên gia đã góp ý nhiều nhưng đọc toàn bộ dự thảo ngày 31/3/2019, ông không thấy những ý kiến góp ý ấy được tiếp thu.

Nỗi buồn này của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết được nhiều đại biểu tham dự hội thảo chia sẻ bởi nhiều ý kiến góp ý của họ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Dù vậy, sau cùng, với sự lo lắng và tinh thần trách nhiệm, GS Thuyết vẫn quyết định góp ý một lần nữa.

Trong lần góp ý trước, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đã phát biểu 13 góp ý, trong đó 12 góp ý không được tiếp thu và cũng không được giải thích vì sao không được tiếp thu, có một góp ý được tiếp thu nhưng theo ông, lại bị sửa chữa dở hơn.

Dẫn chứng điều này, GS Thuyết cho biết, về mục tiêu giáo dục mà dự thảo luật đưa ra (Nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có ý thức, phẩm chất, năng lực của công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế) mới chỉ là một miêu tiêu về nhân cách nhân cách, chủ yếu giáo dục cho lớp trẻ.

"Đây là giáo dục quốc dân, Luật Giáo dục phải thể hiện cả hai mục tiêu của giáo dục: mục tiêu chung phải là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của con người (mục tiêu về nhân cách).

Nếu vẫn giữ quy định như hiện nay thì Luật giáo dục chỉ đáp ứng yêu cầu của... đám trẻ con. Như chúng tôi già vẫn phải đi học để nâng cao dân trí hay thành nhân tài. Đó mới là mục tiêu giáo dục xa phải quán triệt, nếu không sẽ tầm thường Luật Giáo dục", GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.

Một quy định khác được vị chuyên gia lưu tâm đó là về quản lý nhà nước. Khoản 2 và khoản 3 điều 103 trong dự thảo mới quy định: "Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.

Bộ LĐ-TB-XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm".

Theo GS Thuyết, đây là một điều mới được sửa, không đúng với quan điểm của Chính phủ thể hiện trong tờ trình và dự thảo luật trình Quốc hội.

"Chắc chắn đó là kết quả vận động hậu trường của một bộ có liên quan.

Việc tách nhiệm vụ quản lý nhà nước ra làm hai: một giao Bộ GD-ĐT thực hiện, một giao cho Bộ LĐ-TB-XH thực hiện là điều chưa có nước nào làm. Nó thể hiện sự thống nhất trong Chính phủ. Nếu các bộ còn giành nhau như vậy thì liệu cơ sở giáo dục có thực hiện liên thông được không? Những quy định này liên quan đến Điều 6: đặt trình độ cao đẳng ra ngoài phạm vi giáo dục đại học. Chỉ có nước ta mới làm chuyện khác người như vậy", GS.TS Nguyễn Minh Thuyết thẳng thắn.

Cùng chia sẻ quan điểm với GS Thuyết về vấn đề quản lý nhà nước, nguyên ĐBQH - PGS.TS Bùi Thị An cũng cho rằng, quy định như vậy là không rõ ràng. Phải thống nhất nguyên tắc Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, không thể có chuyện phân cho các bộ khác như vậy.

Chuyên gia xã hội học - PGS.TS Phạm Bích San khẳng định, không thể để sản phẩm giáo dục của chúng ta chỉ là Khá Bảnh hay Thánh chửi.

Theo PGS.TS Phạm Bích San, Luật Giáo dục phải đảm bảo làm sao con người đào tạo ra đạt được 4 tiêu chí (hiệu quả tác động đến xã hội) học và hành; tinh thần dân tộc; sự sáng tạo và tinh thần dân chủ.

dung de san pham giao duc lai la kha banh thanh chui Kênh Youtube giang hồ triệu view: Ngoài Khá bảnh, Dương Minh Tuyền, còn ai?

Chỉ cần gõ trên thanh tìm kiếm của Youtube cụm từ “giang hồ“ sẽ cho ra hàng loạt clip với đủ thể loại từ web ...

dung de san pham giao duc lai la kha banh thanh chui Mạnh tay dẹp "giang hồ mạng"

Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đề nghị nhà cung cấp dịch vụ YouTube ...

/ http://baodatviet.vn