Hôm qua (9.6) Quốc hội thảo luận ở tổ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, nếu không điều chỉnh sang đầu tư công, dự án sẽ khó thực hiện. Ngược lại, nếu chuyển đổi hình thức đầu tư công sẽ giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội, tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương.
Khó khăn vốn, chuyển đầu tư công sẽ thành công
Theo Tờ trình số 282/TTr-CP, Chính phủ kiến nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và đề xuất chuyển đổi 3 dự án thành phần (Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây) từ đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) tại Nghị quyết 52 sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công.
Tổng mức đầu tư điều chỉnh là 100.816 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 78.461 tỉ đồng (55.000 tỉ đồng đã bố trí theo Nghị quyết số 52/2017/QH14; cần bổ sung 23.461 tỉ đồng); vốn huy động ngoài ngân sách 22.355 tỉ đồng.
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng đa số ý kiến thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án như đã nêu tại Tờ trình của Chính phủ và thống nhất chuyển đổi 3 dự án thành phần từ đầu tư theo phương thức PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công, đồng thời tiếp tục thực hiện đầu tư theo phương thức PPP đối với 5 dự án thành phần còn lại.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, nếu không điều chỉnh sang đầu tư công, dự án sẽ khó thực hiện. Ngược lại, nếu chuyển đổi hình thức đầu tư công sẽ giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội, tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương.
Giám sát chặt, tránh chạy chọt trong đấu thầu
Thảo luận tổ về vấn đề này, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tính minh bạch, công khai trong đấu thầu, chỉ định thầu dự án xây dựng cao tốc Bắc Nam.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TPHCM) ủng hộ quan điểm chuyển 3 dự án sang đầu tư công để đẩy nhanh quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, ông Ngân cho rằng phải giám sát, minh bạch ngay từ đầu. Cần phải có thông tin đầy đủ, minh bạch trong đấu thầu và chỉ định thầu. “Đôi lúc chỉ định thầu tốt hơn là đấu thầu, nhưng phải minh mạch. Trong đấu thầu cũng phải tăng cường giám sát. Có như vậy mới tạo ra được công trình chất lượng”, ông Ngân nói.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TPHCM) cũng bày tỏ sự quan tâm đến đề xuất chuyển đổi 3 dự án thành phần đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam gồm Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây sang hình thức đầu tư công được nêu trong tờ trình.
Theo ông Nghĩa, với các dự án này, đấu thầu hay chỉ định thầu là bài toán về quản lý. Mặc dù ưu tiên cho đấu thầu, định hướng đấu thầu nhưng nếu không có tiêu cực, có cơ sở khoa học thì việc chỉ định thầu là chấp nhận được. “Trong 3 dự án này chúng tôi đề nghị quan tâm, chỉ đạo sâu sát, tránh chuyện thông thầu hay các tiêu cực trong vấn đề đấu thầu, dẫn tới một số nhà thầu không đủ năng lực. Có thể tạo điều kiện để các nhà thầu trong nước liên kết với nhau. Tôi nghĩ nhân dân rất quan tâm và ủng hộ việc chuyển toàn bộ sang kêu gọi đầu tư trong nước. 3 dự án này đề nghị ưu tiên chọn đấu thầu, cho phép các nhà đầu tư có thể liên kết với nhau rồi chúng ta giám sát chặt chẽ để làm hình mẫu trong đầu tư công”, ông Nghĩa nêu ý kiến.
Vị đại biểu này cũng nhấn mạnh nếu chỉ định thầu mang tính hợp lý, tối ưu cao thì cũng không nên loại trừ. Nhưng không để tình trạng chạy chọt rồi cuối cùng thành vụ án trong việc đấu thầu và chỉ định thầu.
Triển khai cao tốc Bắc Nam để kích cầu đầu tư
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin thêm, từ đầu nhiệm kỳ, Bộ đã đã bố trí 80.000 tỉ đồng cho các chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm 55.000 tỉ đồng dành cho cao tốc Bắc - Nam. Theo ông, Chính phủ đã bàn nhiều lần, chỉ cần Quốc hội cho phép là tháng 8 khởi công và cuối 2021 xong ba tuyến cao tốc này. Vị Bộ trưởng này mong muốn Nhà nước tập trung nguồn lực không chỉ ba dự án cao tốc mà với tất cả các dự án còn lại. “Huy động ngân sách không phải là vấn đề lớn, miễn là ý chí Quốc hội quyết tâm và giám sát thực hiện, làm sao 2025 xong nốt 700km cao tốc còn lại”. Cũng theo ông Dũng, cao tốc Bắc Nam cần nhanh chóng triển khai vì tình hình cấp bách của nền kinh tế, kích cầu đầu tư và đón đầu xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư mới, bù đắp ảnh hưởng COVID-19.
Triển khai cao tốc Bắc Nam để kích cầu đầu tư
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin thêm, từ đầu nhiệm kỳ, Bộ đã đã bố trí 80.000 tỉ đồng cho các chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm 55.000 tỉ đồng dành cho cao tốc Bắc - Nam. Theo ông, Chính phủ đã bàn nhiều lần, chỉ cần Quốc hội cho phép là tháng 8 khởi công và cuối 2021 xong ba tuyến cao tốc này. Vị Bộ trưởng này mong muốn Nhà nước tập trung nguồn lực không chỉ ba dự án cao tốc mà với tất cả các dự án còn lại. “Huy động ngân sách không phải là vấn đề lớn, miễn là ý chí Quốc hội quyết tâm và giám sát thực hiện, làm sao 2025 xong nốt 700km cao tốc còn lại”. Cũng theo ông Dũng, cao tốc Bắc Nam cần nhanh chóng triển khai vì tình hình cấp bách của nền kinh tế, kích cầu đầu tư và đón đầu xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư mới, bù đắp ảnh hưởng COVID-19.
C.Nguyên - T.Vương - Đ.Chung
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói về dự án cao tốc Bắc - Nam: Giờ không ai dám làm sai quy định
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc hay Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đều nhấn mạnh, công trình ... |
Kiến nghị 3 phương án đầu tư "đại dự án" cao tốc Bắc - Nam
Chính phủ vừa đề xuất Quốc hội xem xét 3 phương án đầu tư “đại dự án” cao tốc Bắc - Nam, trong đó vẫn ... |
Đại dự án cao tốc Bắc - Nam: Không cho phép xảy ra tình trạng nhà đầu tư \'tay không bắt giặc\'
Nhiều nhà đầu tư lo ngại dự án cao tốc bắc nam khá lớn, khó vừa miếng các nhà đầu tư nội, bày tỏ được ... |