Ngày 29/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ không dùng USD để thanh toán cho Nga trong thương vụ mua hệ thống S-400.
Tổng thống Erdogan cho biết vấn đề tiền tệ vẫn còn phải được thỏa thuận, tuy nhiên ông xác nhận việc chuyển giao các hệ thống phòng không trên sẽ diễn ra trong năm 2019 và chắc chắn sẽ dùng tiền rúp hoặc lira khi thanh toán với Nga.
Thông báo của Tổng thống Erdogan đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đang giảm sự phụ thuộc vào USD trong thương mại quốc tế do các biện pháp trừng phạt ngày càng khắt khe của Mỹ.
Hệ thống S-400.
Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng nghĩa rằng đây là quốc gia thứ 2 sau Ấn Độ khẳng định sẽ không dùng đồng USD khi mua hệ thống S-400 của Nga. Hồi đầu tháng 11/2018, Tổng Giám đốc công ty Rosoboronexport, Alexandr Mikheev, thương vụ S-400 Nga-Ấn không thanh toán bằng USD mà được thanh toán bằng rúp hoặc rupi.
"Chúng tôi đã quyết định chuyển sang thanh toán bằng nội tệ: đồng rupee của Ấn Độ hoặc đồng rúp của Nga thay vì dùng USD như thỏa thuận ban đầu. Hiện chúng tôi đang xem xét sự tham gia của các ngân hàng Nga và Ấn Độ", lãnh đạo của Rosoboronexport tuyên bố.
Chính phủ Ấn Độ đã ký với Nga bản hợp đồng mua 5 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng thủ S-400. Thương vụ này có trị giá 5,43 tỷ USD bất chấp việc Mỹ đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Ấn Độ.
Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng cảnh báo, nhiều khả năng Washington sẽ không đưa Ấn Độ vào danh sách miễn trừ trừng phạt. "Động thái nâng cấp hệ thống vũ khí, bao gồm việc mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không S-400, sẽ nằm trong diện chú ý đặc biệt của CAATSA", Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Phản ứng với tuyên bố của Mỹ, cả Nga và khách hàng Ấn Độ đã quyết định loại bỏ đồng USD ra khỏi thương vụ và dùng đồng nội tệ của mình. Đặc biệt, quyết định này được đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov cho biết, Moscow sẽ không còn sử dụng đồng USD trong các hợp đồng mua bán vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự được ký kết giữa Nga với đối tác, mà sẽ sử dụng đồng rúp.
"Nga không cần đồng USD. Nga cần đồng rúp. Đồng rúp là đồng tiền ổn định dù tỷ giá hối đoái có tăng giảm. Tại sao Nga lại phải dùng đồng USD để thực hiện các thương vụ ký kết với đối tác? Điều này không còn cần thiết".
Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vlapostok, Tổng thống Putin cũng đề cập đến việc đang hình thành một xu hướng giảm tỷ trọng đồng USD sử dụng trong các giao dịch quốc tế.
"Với những gì phải đối mặt khi thanh toán bằng đồng USD, ngày càng nhiều quốc gia muốn giao dịch bằng đồng nội tệ. Hơn nữa, việc sử dụng đồng tiền quốc gia là phù hợp cho việc xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho phát triển thương mại", Tổng thống Nga cho biết.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ đi dần theo hướng này. Nợ nước ngoài của Mỹ đã lên đến 20 nghìn tỷ USD. Những điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Có ai biết được không?".
Theo Tổng thống Nga, Mỹ như một "con nợ của thế giới", còn theo các quan chức tài chính Nga thì đồng USD chuẩn bị đối mặt một cuộc khủng hoảng lớn. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây Nga đã có những phép thử để dần rời bỏ đồng USD.
Bị gái xinh trên mạng lừa tình, cụ ông 75 tuổi mất trắng 20 ngàn bảng
Nha sĩ về hưu Simon Frost, sống tại thị trấn Soham, Cambridgeshire, nước Anh, vừa bị “bạn gái ảo” lừa tình cũng như lừa tiền. ... |
Tổng thống Ukraine trưng ảnh xe tăng Nga dàn hàng gần biên giới
Poroshenko đưa ra những bức ảnh chụp từ trên không cho thấy nhiều xe tăng Nga bố trí dọc biên giới và kêu gọi phương ... |
Trump hủy gặp Putin vì vụ Nga nổ súng bắt tàu chiến Ukraine
Tổng thống Mỹ không hài lòng với căng thẳng Nga - Ukraine, trong khi Moskva tỏ ý sẵn sàng duy trì liên lạc với Washington. |