Donald Trump thừa nhận sự thật, thời điểm tồi tệ nhất 35 năm của Mỹ

Thị trường tài chính thế giới tiếp tục chứng kiến một phiên biến động lịch sử. Chứng khoán Mỹ có phiên giảm điểm kinh hoàng, mạnh nhất kể từ 1987, trong khi vàng biến động hàng trăm USD mỗi lượng bất chấp cú tất tay của Fed.

 

 

 

Lần thứ 3 trong vài ngày, thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ lại bị ngắt mạch ngay sau khi mở cửa sau khi chỉ số chứng khoán giảm trên ngưỡng 7%. Tuy nhiên, tình hình cũng không khả quan sau khi thị trường giao dịch trở lại sau 15 phút.

Nhiều lần trong phiên, chứng khoán Mỹ lên sát mức giới hạn giảm 13% mà tại đó thị trường sẽ tự động ngắt mạch lần 2.

Chốt phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam), chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ giảm gần 13%, ghi nhận phiên giảm điểm mạnh chưa từng có trong lịch sử, còn tính theo giá trị tương đối thì chỉ sau lao dốc tồi tệ nhất kể từ cú sập sàn trong ngày Thứ Hai đen tối năm 1987 (khi đó giảm 22,6%).

Cụ thể, chỉ số Dow Jones đóng cửa giảm 2.997,1 điểm, tương đương mức giảm 12,93% xuống chỉ còn 20.188,52 điểm, thấp hơn nhiều so với đỉnh cao trên 29.400 điểm ghi nhận tròn một tháng trước đây, tương đương mức giảm 31%.

Chỉ số tầm rộng S&P 500 của Mỹ cũng giảm 11,98% xuống 2.386,13 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 12,32% xuống còn 6.904,59%. Như vậy, tất cả các chỉ số chứng khoán của Mỹ đều giảm trên 20% so với đỉnh cao khoảng một tháng trước đây và đều rơi vào một thị trường giá xuống (bear market).

Biến động chỉ số công nghiệp Dow Jones trong vòng 1 năm qua.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tụt giảm mạnh chưa từng có bất chấp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa khởi động một chiến dịch kích thích tiền tệ khổng lồ, tất tay với việc hạ lãi suất chuẩn xuống 0%, để kiềm chế đà giảm tốc tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới và tại Mỹ.

Cú tụt giảm lịch sử xảy ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sự bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất có thể kéo dài đến tháng 8/2020 vừa thừa nhận nước Mỹ “có thể” bước vào thời kỳ suy thoái.

Trước đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã có một động thái chưa từng có, hạ sốc lãi suất xuống 0% trước kỳ họp chính thức và bơm thêm hàng trăm ngàn tỷ USD đúng như mong đợi của ông Donald Trump. Theo đó, Fed đã quyết định hạ lãi suất cơ bản bớt 100 điểm phần trăm từ mức 1-1,25% xuống 0-0,25% - bằng đúng với mức thấp nhất mà ngân hàng trung ương Mỹ áp dụng trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Ông Donald Trump gây áp lực lên Fed rất mạnh trong 2 năm qua.

Đây là một hành động mạnh tay hiếm có của Fed. Nó cũng đồng nghĩa với việc Fed đã gần như đã dùng tới vũ khí lớn nhất có trong tay, hạ lãi suất xuống 0%, và không còn nhiều dư địa chính sách tiền tệ để đối phó thêm với một cú sốc nào nữa.

Giải pháp của Fed cho thấy cơ quan này đã có sự chủ động rất lớn với thị trường và nền kinh tế nhằm làm giảm bớt các tác động của dịch Covid-19 tới thị trường tài chính Mỹ.

 

 

 

Tuy nhiên, tác động của chính sách tiền tệ thường có độ trễ, trong khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lan mạnh và nhiều chính phủ, trong đó có Mỹ dường như vẫn chưa kiểm soát dịch tốt. Trong khi đó, nhu cầu tiền mặt để thanh toán lương, trả nợ đến hạn, chi tiêu, thanh toán hóa đơn, chữa bệnh… đều đang cấp thiết.

 

Mỹ gặp khó

 

Giới đầu tư đang chờ đợi chính phủ và quốc hội Mỹ đưa ra những chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, hơn là ngồi chờ những tác động tích cực từ chính sách tiền tệ mà Fed vừa đưa ra.

Rạng sáng 17/3 (giờ Việt Nam), ông Trump lần đầu tiên thừa nhận nền kinh tế Mỹ có thể đang hướng tới một cuộc suy thoái vì Covid-19. 

Dịch Covid-19 khiến triển vọng kinh tế Mỹ từ sang sủa chuyển sang u ám.

Trước đó, Ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ do dịch Covid-19. Theo đó, tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 1 sẽ ở mức 0%, thấp hơn so với mức dự đoán ban đầu là tăng 0,7%. Trong quý 2, GS ước tính GDP của Mỹ sẽ giảm 5%, so với mức dự báo ban đầu là tăng 0%, sau đó sẽ hồi phục trong quý 3 và 4. Tính chung cả năm, GDP của Mỹ trong cả năm 2020 sẽ tăng 0,4%, thấp hơn so với con số tăng 1,2% như dự kiến ban đầu.

Giá vàng đêm qua lao dốc cả trăm USD, xuống dưới ngưỡng 1.450 USD/ounce. Tuy nhiên, tới đầu giờ sáng 17/3 (giờ Việt Nam), vàng giao ngay đã trở lại trên ngưỡng 1.500 USD. Vàng giảm giá chủ yếu do thị trường chứng khoán thế giới trượt dốc không phanh và giới đầu tư lựa chọn bán vàng lấy tiền và bán vàng để giải quyết lệnh gọi ký quỹ (margin call).

Donald Trump thừa nhận sự thật, Mỹ chứng kiến điều tồi tệ nhất 35 năm

Dù vậy, vàng vẫn là một lựa chọn tốt, bên cạnh các đồng tiền có độ an toàn cao, trong bối cảnh thị trường tài chính luôn trong tình trạng bất ổn và bất định.

Giá dầu WTI trong khi đó rớt mốc 30 USD/thùng và xuống mức thấp nhất trong 4 năm do chứng khoán toàn cầu lao dốc, triển vọng kinh tế thế giới u ám và OPEC-Nga-Mỹ bước vào một cuộc chiến dầu khí.

Cũng như vàng và chứng khoán, thị trường dầu khi không đến động thái hạ lãi suất khẩn cấp từ Fed vào cuối tuần qua. Giá dầu đã lao dốc từ tuần trước sau khi Nga và Saudi Arabia khởi động một cuộc chiến giá dầu toàn cầu sau sự đỗ vỡ của các cuộc thảo luận về việc cắt giảm sản lượng hồi đầu tháng này.

 

M. Hà

Mỹ thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19

45 tình nguyện viên có sức khỏe tốt sẽ được tiêm các mũi vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 do NIH và công ty Moderna Therapeutics nghiên ...

Châu Âu "mất bò mới lo làm chuồng"

Trước mối đe dọa từ một dịch bệnh không phân biệt quốc gia, các nước châu Âu vốn mang giấc mơ không biên giới đang ...

Tổng thống Mỹ Donald Trump âm tính với virus SARS-CoV-2

Ông Trump đã phải đi xét nghiệm sau khi có tiếp xúc với một số thành viên trong phái đoàn của Tổng thống Brazil tới ...

Tổng thống Donald Trump thành lập lực lượng phản ứng nhanh chống dịch Covid-19

Tổng thống Donald Trump vừa lên tiếng bày tỏ sự lạc quan rằng, nguy cơ dịch viêm đường hô hấp Covid-19 bùng phát tại Mỹ ...

 

/ vietnamnet.vn