Độc quyền SGK lỗ, sếp NXB Giáo dục vẫn nhận lương khủng

Quỹ lương cho cán bộ NXB Giáo dục tăng đều. Trung bình, mỗi lãnh đạo đơn vị này nhận lương hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.

Điều này được thể hiện rất rõ trong báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trong 3 năm gần nhất của NXB Giáo dục.

Giai đoạn 2014 - 2015 lợi nhuận trước thuế mà NXB Giáo dục đạt được chỉ 22 - 32 tỷ đồng. Nhưng từ sau năm 2015, lợi nhuận sau thuế của NXB Giáo dục tăng vọt. Đáng chú ý giai đoạn 2015 - 2016 và 2016 - 2017 lợi nhuận của đơn vị tăng hơn 200%, cán mốc 150,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước 84,6 tỷ đồng vào năm 2017.

Cũng với đó, quỹ lương dành cho cán bộ, lãnh đạo NXB Giáo dục tăng vọt qua các năm. Theo bảng báo cáo, tổng số lao động của cơ quan giảm đều qua các năm nhưng tổng quỹ lương lại tăng mạnh.

doc quyen sgk lo sep nxb giao duc van nhan luong khung

Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trong 3 năm gần nhất của NXB Giáo dục

Cụ thể, tổng quỹ lương đã thực hiện chi trả năm 2015 là 59,3 tỷ đồng cho 292 lao động, mỗi lao động nhận trung bình 16,9 triệu đồng/tháng. Năm 2016, tổng quỹ lương của NXB Giáo dục tăng lên 71,8 tỷ đồng. Quỹ lương tăng mạnh nhưng số lao động lại giảm còn 285 người. Do đó, trung bình mỗi lao động tại đây nhận 21 triệu đồng/tháng.

Đáng chú ý, theo dự kiến năm 2017 cơ quan chi 71,8 tỷ đồng cho 257 lao động nhưng sau đó thực chi lên tới 78 tỷ đồng.

Tương tự, quỹ lương dành cho cán bộ quản lý NXB Giáo dục cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2014, cơ quan chi 4,5 tỷ đồng trả lương lãnh đạo, đến năm 2017 cơ quan chi 6,8 tỷ đồng trả lương cho 13 lãnh đạo, tương đương mỗi người nhận lương 523 triệu đồng/ năm (43,5 triệu đồng/ tháng).

Tổng doanh thu của NXB Giáo dục trong 3 năm gần nhất cũng tăng đều ở trên mức 1.000 tỷ đồng, mặc dù cơ quan vẫn báo lỗ ở mảng độc quyền SGK.

Theo báo cáo của NXB Giáo dục, doanh thu từ SGK năm 2015 là 656,6 tỷ đồng (lỗ 43,8 tỷ đồng). Năm 2016 là 735,2 tỷ đồng (lỗ 43,3 tỷ đồng). Doanh thu SGK năm 2017 là 703,9 tỷ đồng (lỗ 38,14 tỷ đồng).

doc quyen sgk lo sep nxb giao duc van nhan luong khung

Mỗi năm người Việt chi gần 1.000 tỷ đồng mua SGK gây lãng phí lớn.

Lợi nhuận NXB Giáo dục thu được từ việc thoái vốn từ các công ty con, phát hành sách bài tập, sách tham khảo, giáo trình, từ điển...

Dư luận đang đặt nhiều câu hỏi về việc NXB Giáo dục độc quyền phát hành SGK nhưng lại biên soạn làm bài tập trực tiếp vào sách khiến sách không thể dùng lại và phải thay mới qua các năm gây lãng phí.

Tuy nhiên, ông Hoàng Lê Bách, Tổng giám đốc NXB Giáo dục cho biết, việc biên soạn SGK biên tập, thẩm định, phê duyệt xuất bản, in và phát hành SGK hiện hành, sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua và Bộ trưởng GD&ĐT ký ban hành, SGK không được chỉnh sửa nội dung nếu không được bộ phê duyệt. Mọi chỉnh sửa nội dung phải thông qua Hội đồng thẩm định SGK xem xét và bộ trưởng phê duyệt.

NXB Giáo dục cho rằng nội dung SGK được giữ ổn định từ khi biên soạn bộ sách (2002-2008) đến nay.

Thế nhưng vào ngày 19/9/2018, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã cầm sách Toán lớp 1 để dẫn chứng cho phần phát biểu SGK lãng phí vì có chung phần luyện tập.

“Chúng tôi phản ánh lại ý kiến của cử tri, chuyển đến Bộ trưởng GD&ĐT là lý do tại sao? Mỗi một năm xuất bản khoảng 100 triệu bản SGK, xã hội chi khoảng 1.000 tỷ đồng, nhưng đến năm sau không dùng được nữa. Chúng tôi phản ánh lại về những nghi ngại xung quanh việc độc quyền xuất bản của NXB Giáo dục”, bà Nga thẳng thắn nói.

Vân Nam

doc quyen sgk lo sep nxb giao duc van nhan luong khung GS Nguyễn Minh Thuyết: Nên vay tiền phụ huynh xây dựng tủ SGK

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, giải pháp ban đầu của tình trạng ...

doc quyen sgk lo sep nxb giao duc van nhan luong khung Giá như, Bộ trưởng Nhạ...

Không viết, vẽ vào sách giáo khoa (SGK) để sử dụng lâu bền. Xử lý nghiêm những cá nhân khiến học sinh phải mua quá ...

doc quyen sgk lo sep nxb giao duc van nhan luong khung Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ thị các trường không để học sinh viết, vẽ vào SGK

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị kêu gọi các trường học không cho học sinh viết vào sách giáo khoa và ...

/ http://baodatviet.vn