DN Việt Nam duy nhất sản xuất bao cao su đang làm ăn ra sao?

Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng, nhưng thị phần bao cao su lại đang rơi vào tay của các doanh nghiệp ngoại. Doanh nghiệp sản xuất bao cao su trong nước đang gặp nhiều khó khăn trước áp lực cạnh tranh. 

Theo số liệu của Tổng cục Dân số, tổng nhu cầu bao cao su phục vụ giai đoạn 2011-2020 là khoảng 2,147 tỉ bao cao su, trong đó khoảng 1,751 tỉ bao cao su được cung cấp từ thị trường. Tỉ lệ bỏ tiền túi để mua bao cao su đã tăng lên đáng kể, khoảng 70-80%, ước lượng khoảng 1.029,486 tỉ đồng.

Dù được xem là thị trường tiềm năng, tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng này là Công ty cổ phần Merufa. Còn lại, thị trường bao cao su "béo bở", đầy tiềm năng lại đang rơi vào tay các doanh nghiệp ngoại. Trong đó, 2 thương hiệu đến từ Nhật Bản và Anh đang chiếm ưu thế là Sagami và Durex.

Hiện nay, Công ty cổ phần Merufa đang sản xuất kinh doanh các mặt hàng gồm: Bao cao su tránh thai từ đầu năm 1987, găng phẫu thuật từ năm 1994, các loại nút chai kháng sinh, chai truyền dịch sản xuất từ cao su tổng hợp từ năm 2000 và một số loại ống thông và ống Penrose từ năm 1992.

Báo cáo tài chính năm 2017 cho thấy, Merufa lần đầu tiên đối mặt khoản lỗ 4,3 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh của mình. Doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt hơn 77 tỉ đồng, thấp hơn kết hoạch đặt ra là 84 tỉ đồng.

Các năm trước đó, dù không ghi nhận lỗ, nhưng doanh thu của công ty này chưa bao giờ vượt quá 100 tỉ đồng, lợi nhuận cũng chỉ trên dưới 10 tỉ đồng.

Khi mảng kinh doanh truyền thống là bao cao su giảm mạnh, doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang các sản phẩm y tế.

Theo đó, Merufa định hướng tăng số lượng sản xuất và bán ra các sản phẩm cao su khô khoảng 5-10%/năm, phát huy thế mạnh về mặt hàng này của công ty. Nhưng những sản phẩm này cũng gặp không ít cạnh tranh từ nước ngoài với giá thấp.

Trong khi đó, từ năm 2015, sản phẩm bao cao su tránh thai chỉ dừng lại ở 2 dây chuyền với sản lượng thiết kế 120 triệu cái/năm. Dù có mục tiêu bán 100 triệu sản phẩm/năm, có cả xuất khẩu ra nước ngoài và đầu tư thêm nhà xưởng, nhưng đến năm 2018, dây chuyền này vẫn chưa hoạt động hết công suất.

Báo cáo tài chính 2018 của công ty nhận định, ngành cao su y tế được xác định là một trong những ngành sản xuất công nghiệp có thế mạnh của công nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia hoạt động trong ngành công nghiệp cao su TP. HCM, công nghệ trang thiết bị của Việt Nam hiện nay phần lớn là lạc hậu, chiếm khoảng 60-70%, còn lại khoảng 30-40% là trung bình và tiên tiến.

Thị trường cao su y tế có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh có thể diễn ra gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tình hình kinh doanh năm 2018 đã có khởi sắc, tổng doanh thu là 98 tỉ đồng, đạt trên 100% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế là 2,2 tỉ đồng, đạt 112% kế hoạch năm. Năm 2019, công ty đặt kế hoạch doanh thu là 115 tỉ đồng, ở mức 117% so với năm 2018; lợi nhuận sau thuế là 5,2 tỉ đồng, ở mức 206% so với năm 2018.

Riêng với sản phẩm bao cao su tránh thai, với 2 dây chuyền, doanh nghiệp phấn đấu trong 1-2 năm nữa khai thác hết công suất.

dn viet nam duy nhat san xuat bao cao su dang lam an ra sao Ớn lạnh với hàng đống bao cao su giả ở TP HCM

Bị phát hiện sản xuất bao cao su giả nhưng ông trùm vẫn tiếp tục sản xuất với số lượng lớn hơn. Công an TP ...

dn viet nam duy nhat san xuat bao cao su dang lam an ra sao Hai tháng làm tới 200.000 bao cao su giả

Qua kiểm tra ban đầu, cơ quan chức năng phát hiện trên 200.000 sản phẩm bao cao su, gel bôi trơn giả và đang tiếp ...

/ LĐO