Hai câu chuyện về giá xăng và giá điện thu hút sự chú ý của dư luận trong tuần vừa qua. Một mặt hàng được tăng giá, một mặt hàng giữ nguyên giá nhưng lại có cùng chung một cơ chế vận hành và thể hiện nhiều điều về cơ chế thị trường ở Việt Nam.
Ngày 18/3, giá xăng được liên Bộ Công Thương – Tài chính giữ nguyên nhờ mức xả Quỹ bình ổn giá ở mức kỷ lục 2.800 đồng/lít với xăng E5, 2000 đồng/lít xăng RON 95…
Nhiều cửa hàng hết xăng RON 95.
Gần như ngay sau đó, đã xuất hiên biển tạm ngừng bán xăng RON 95 ở 1 số cây xăng. Chia sẻ với phóng viên khi đó, nhiều doanh nghiệp than “lỗ” do từ đầu năm đến nay chỉ được tăng giá 1 lần cho dù giá thế giới trên đà tăng cao.
Cơ quan điều hành cho rằng đây là lúc doanh nghiệp "phải chia sẻ", tạm thời phải chấp nhận chịu lỗ để dành mục tiêu cao hơn là “kiểm soát lạm phát” và để tăng giá điện.
Sau khi thống nhất không tăng giá xăng dầu vào ngày 18/3, thì ngày 20/3 Bộ Công Thương quyết định tăng giá điện hơn 147 đồng/số sau lần tăng gần nhất là từ cuối năm 2017.
Giá điện luôn được cân lên đặt xuống mỗi lần đề nghị tăng giá. Bởi đây là yếu tố đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế, sản xuất, dịch vụ… Tăng giá điện khó tránh khỏi các hàng hóa khác tăng theo. Vậy nên sự thận trọng của nhà nước là dễ hiểu.
Nhưng giá điện Việt Nam đã được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng đang ở mức rất thấp, thấp hơn hàng chục nước dù điều này không dễ nghe chút nào. Bất cứ ai nói vậy cũng đều dễ nhận "gạch đá" từ dư luận.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn đang phải loay hoay co kéo bài toán kinh doanh của mình khi giá điện chưa thực sự theo cơ chế thị trường.
Mỗi kỳ công bố giá thành sản xuất điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn phải báo lãi nghìn tỷ. Thế nhưng nếu tính các khoản chi phí khác chưa được đưa đầy đủ vào giá thành như khoản lỗ chênh lệch tỷ giá, thì EVN thực tế sẽ lỗ.
Vậy nên công bố ra công chúng là lãi nghìn tỷ, mà EVN vẫn phải trong cảnh “ăn đong”. EVN cũng khó có thể đưa hết các khoản như lỗ chênh lệch tỷ giá vào giá thành để phản ánh đúng kết quả kinh doanh. Bởi theo Nghị định 69/NĐ-CP ngày 15/7/2014, Tổng Giám đốc doanh nghiệp có thể bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu lỗ 2 năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được. Ngoài ra, một doanh nghiệp lỗ thì khả năng tiếp cận tín dụng, nhất là tín dụng từ nước ngoài là điều cực kỳ khó khăn.
Giá điện, giá xăng là hai hàng hóa điển hình trong việc vận hành chưa đầy đủ theo cơ chế thị trường khi chịu sự kiểm soát giá của nhà nước.
“Lò xo nén càng lâu thì khi bật càng mạnh”. Giá xăng mang trong mình “sứ mệnh” kiểm soát lạm phát và “nhường” cho giá điện tăng đã dẫn đến tình trạng trên thị trường xăng dầu vừa qua. Doanh nghiệp không nhập vì càng nhập càng lỗ, hoặc có thể phản ứng tiêu cực hơn ở chỗ “găm hàng” chờ tăng giá?.
Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu đã chia sẻ, “Phải đẩy mạnh thị trường hóa xăng dầu, đừng bao cấp nữa”.
Hiệu ứng “lò xo nén” cũng đúng với giá điện. Giá điện chưa phản ánh hết giá thành đã khiến Tập đoàn này bị hạn chế nguồn tiền cho các hoạt động đầu tư nâng cao sản lượng điện. Các nhà máy mới đều gặp vướng mắc về... tiền, đặc biệt khi Chính phủ siết bảo lãnh tín dụng, khiến nguy cơ thiếu điện trong tương lai là hiện hữu.
Vậy nên, đã đến lúc tính toán đến việc đưa giá xăng, giá điện gần hơn với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam chẳng hạn nên được hoạt động như một doanh nghiệp thực thụ..
Ai là người hưởng lợi khi giá điện tăng?
Giá bán lẻ điện tăng thêm thêm 8,36% giúp ngành điện thu được 20.000 tỷ đồng, một số tiền rất lớn nhưng EVN, doanh nghiệp ... |
Giá của có điện
Không một thị trường nào có thể phát triển được trên nền tảng của sự "bao cấp", của mệnh lệnh hành chính duy ý chí. ... |
Giá điện tăng: EVN thu gần 1 tỷ USD, vẫn kêu chưa đủ
Giá điện chính thức được Bộ Công Thương tăng từ ngày 20/3. Số tiền các hộ sử dụng điện chi trả sẽ tăng lên. |
Giá điện tăng hơn 8% từ hôm nay
Mỗi kWh điện sẽ tăng thêm gần 144 đồng, lên mức bình quân 1.864 đồng, từ hôm nay (20/3). |