Dẹp “nạn” bếp than tổ ong, kiến tạo không gian xanh đô thị

Trong hàng loạt các giải pháp cải thiện môi trường Hà Nội, việc xóa bỏ các loại khí đốt và trồng mới 600.000 cây xanh được coi là rất khả thi.

Tăng cường không gian cây xanh đô thị

Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Kiên Trung - Giám đốc Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội - cho biết, thời gian tới thành phố cần tạo ra chuyển biến rõ nét trong công tác tổ chức, quản lý, duy trì và phát triển hệ thống công viên cây xanh đô thị. Theo đó, công tác phát triển hệ thống cây xanh không thể chỉ dựa vào nguồn lực của Nhà nước mà cần sự tham gia của các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn. Thành phố cần có chính sách kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào hệ thống công viên cây xanh, kết hợp với các dịch vụ vui chơi, giải trí gắn liền với công viên. Nhà nước cần phải quản lý công tác quy hoạch, thiết kế, bố trí trồng cây.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục trồng mới, tăng độ phủ cây xanh kết hợp trồng hoa dọc hai bên tuyến cửa ngõ giao thông, các dải phân cách giữa các tuyến phố. Trong đó, lựa chọn một số loại cây hoa như phượng, bằng lăng, vàng anh, chuông vàng, muồng... trồng một loại cây trên một đường phố để tạo nên các tuyến phố đặc trưng.

Vận động dân không dùng bếp than tổ ong

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí mà người Hà Nội vẫn gọi là “sát nhân vô hình” chính là bếp than tổ ong. Hệ lụy của việc đun nấu bằng bếp than tổ ong là nguy cơ tỉ lệ người mắc các bệnh như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp... có xu hướng tăng lên

Ngay tại các khu phố cổ của Hà Nội, có thể thấy, nhiều gia đình, quán xá - người dân vẫn đun nấu bằng bếp than tổ ong. Ở những nơi đông người, giờ tan tầm, ở cổng trường hay các khu chợ, khu dân cư đông đúc, khói bếp nhiều khi mù mịt...

Ông Mai Trọng Thái - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết, theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày người dân đốt tới 528 tấn than tổ ong.

Chia sẻ với Lao Động, PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) - nói, hiện nay, những gia đình còn sử dụng bếp than tổ ong chủ yếu đến từ những gia đình có thu nhập thấp. Vậy, để có thể xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong ra khỏi Thủ đô cần phải có các quy hoạch cụ thể những khu vực nào, những gia đình nào còn sử dụng bếp than tổ ong. Sau đó, vận động các hộ dân không sử dụng nữa đồng thời phải có các chính sách hỗ trợ người dân như giảm giá tiền điện, sử dụng bếp từ...

Trong nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2019, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề nghị các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường xử lý các điểm đen, có kế hoạch đưa cán bộ tham gia phân luồng giao thông, xử lý nghiêm các phương tiện chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi bùn, đất gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện nghiêm các quy định về thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt tại các địa bàn giáp ranh, đảm bảo 100% rác thải tồn đọng phải được thu gom trong ngày. Các địa phương tăng cường vận động nhân dân không dùng than tổ ong...
dep nan bep than to ong kien tao khong gian xanh do thi Bếp điện từ, bếp hồng ngoại: Đừng ham của rẻ
dep nan bep than to ong kien tao khong gian xanh do thi Thịt lợn bẩn ở Lào Cai, “quá tam ba bận” vào bếp ăn nhà trẻ?
dep nan bep than to ong kien tao khong gian xanh do thi 55 ngàn bếp than tổ ong, 50 vạn “bát hương di động”
/ laodong.vn