"Đe dọa đánh thuế Trung Quốc của Trump có thể phản tác dụng"

Theo giới chuyên gia, tuyên bố của Trump khiến tình hình tệ hơn bởi "Trung Quốc chắc chắn không muốn đàm phán trong thế bị chĩa súng vào đầu".

Trong cuộc họp báo hôm nay tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết quan chức nước này vẫn có kế hoạch đến Mỹ để thực hiện vòng đàm phán tiếp theo. Tuy vậy, họ chưa thể xác nhận khi nào việc này sẽ diễn ra.

"Chúng tôi đang cố gắng thu thập thêm thông tin về tình hình hiện tại", Geng Shuang - người phát ngôn bộ này cho biết, "Điều chúng tôi có thể nói là đoàn Trung Quốc vẫn đang chuẩn bị cho việc tới Mỹ đàm phán".

Hôm qua, Tổng thống Mỹ - Donald Trump cho biết trên Twitter rằng sẽ nâng thuế với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ 10% lên 25%, bắt đầu từ thứ sáu tuần này. Ông cũng đe dọa đánh thuế 25% với thêm 325 tỷ USD hàng Trung Quốc.

de doa danh thue trung quoc cua trump co the phan tac dung

Tổng thống Mỹ - Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình. Ảnh: AFP

Chứng khoán toàn cầu ngay lập tức phản ứng tiêu cực với thông tin này. Shanghai Composite (Trung Quốc) chốt phiên mất gần 6%. Hang Seng Index (Hong Kong) giảm gần 3%. Đồng NDT lao dốc so với USD. Chỉ số tương lai S&P 500 mất 2,2%, báo hiệu Wall Street tối nay đỏ lửa. Thị trường Pháp và Đức mở cửa chiều nay cũng đang đi xuống.

"Rủi ro chiến tranh thương mại toàn diện đang leo thang", Chua Hak Bin - nhà kinh tế học cấp cao tại Maybank Kim Eng Research nhận xét, "Lời đe dọa của ông Trump có thể phản tác dụng nếu Trung Quốc không muốn đàm phán trong tình thế bị chĩa súng vào đầu".

Hôm nay, Goldman Sachs ra thông báo nhận định khả năng hai bên đạt thỏa thuận đang thấp đi. Tuy vậy, nguy cơ thuế nhập khẩu leo thang vẫn có thể tránh được, đặc biệt nếu đoàn Trung Quốc vẫn tới Mỹ tuần này. "Động thái của Mỹ cho thấy sự thay đổi lập trường so với các tuyên bố lạc quan gần đây. Nó phản ánh khả năng đồng thuận trong ngắn hạn đã thấp đi", các nhà phân tích tại ngân hàng này đánh giá.

Bloomberg sáng nay trích lời một nguồn tin thân cận cho biết đoàn đàm phán của Trung Quốc, dẫn đầu bởi Phó thủ tướng Lưu Hạc, đang cân nhắc hủy chuyến đi tới Washington tuần này, sau lời đe dọa đánh thuế của ông Trump. Theo kế hoạch, đoàn Trung Quốc khoảng 100 người tới Washington vào ngày 8/5. Nhiều nguồn tin trước đó còn cho biết Mỹ và Trung Quốc đặt mục tiêu công bố thỏa thuận vào thứ Sáu tuần này.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại kéo dài 10 tháng qua. Mỹ áp thuế lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Trung Quốc cũng đáp trả với thuế tương tự lên 110 tỷ USD hàng Mỹ. Đến đầu tháng 12/2018, ông Trump và ông Tập mới quyết định đình chiến để đàm phán thỏa thuận thương mại.

Thông báo hôm qua của ông Trump cho thấy sự đảo ngược hoàn toàn về quan điểm của Nhà Trắng. Nguồn tin trên của Bloomberg cho biết, Mỹ giận dữ với Trung Quốc vì nước này thay đổi một số cam kết quan trọng, trong đó có chuyển giao công nghệ.

Trên Fox News, cố vấn kinh tế Nhà Trắng - Larry Kudlow cho biết ông Trump "đang phát đi lời cảnh báo". Dù cuộc đàm phán đã có "tiến triển đáng kể", các vấn đề về cấu trúc và cơ chế giám sát vẫn còn là điểm nghẽn.

Trên lý thuyết, Trung Quốc vẫn có thể đánh thuế để phản đòn Mỹ. Tuy nhiên, quy mô nhập khẩu của nước này nhỏ hơn, khiến khả năng trả đũa cũng bị hạn chế.

"Trung Quốc không thể nhượng bộ theo ý Mỹ muốn khi đang bị chĩa súng vào đầu", Zhou Xiaoming - cựu quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc nhận định, "Nếu thuế ông Trump đe dọa được thực hiện vào thứ sáu, Trung Quốc sẽ phải đáp trả".

Theo tính toán của Bloomberg Economics, thuế nhập khẩu ở mức hiện tại sẽ khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc mất 0,5% năm nay. Nếu tăng lên 25% như tuyên bố của ông Trump, tăng trưởng sẽ mất 0,9%. Và nếu toàn bộ hàng Trung Quốc vào Mỹ bị đánh thuế, con số này sẽ là 1,5%.

Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng thông báo bơm 280 tỷ NDT (41 tỷ USD) vốn dài hạn vào thị trường, thông qua giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho một số ngân hàng nhỏ. "Động thái hôm nay rất có thể được dùng để bù lại ảnh hưởng tiêu cực từ chuyển biến đột ngột trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung", Lu Ting - nhà kinh tế học phụ trách Trung Quốc tại Nomura nhận định.

Hà Thu (theo Bloomberg/CNBC)

de doa danh thue trung quoc cua trump co the phan tac dung Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động

Điện thoại di động là hàng hóa thiết yếu nhưng phía TP.HCM đề xuất đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều ...

de doa danh thue trung quoc cua trump co the phan tac dung Tranh chấp liên quan Thế chiến 2, Nhật Bản cân nhắc đánh thuế, chặn kiều hối, dừng cấp visa với Hàn Quốc

Thuế sẽ là một trong các biện pháp mà Nhật Bản thực hiện đối với Hàn Quốc nếu cuộc tranh chấp liên quan đến lao ...

de doa danh thue trung quoc cua trump co the phan tac dung Giáo sư Thụy Điển dùng lính đánh thuê giải cứu học trò bị IS vây ở Iraq

Một giáo sư Thụy Điển đã chiêu mộ lính đánh thuê, tiến vào khu vực do khủng bố IS kiểm soát ở Iraq để giải ...

de doa danh thue trung quoc cua trump co the phan tac dung Đánh thuế nhà từ 2 tỷ ít tác động tới người nghèo

Phương án thuế suất 0,3% và ngưỡng chịu thuế 2 tỷ đồng đối với nhà ở có tác động nhỏ nhất với hộ gia đình...