Theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, kỳ thi do các trường đại học tổ chức tuyển sinh trước đây là kỳ thi rất nghiêm túc, đánh giá khá khách quan.
Liên quan đến những tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Đại biểu Quốc hội, PGS.TS Hoàng Văn Cường nhìn nhận: “Với những sai phạm phát hiện tại kỳ thi THPT Quốc gia xảy ra tại Hà Giang và Sơn La phải xử lý thật nghiêm minh. Có như thế, người ta sẽ thấy rằng không thể “qua mặt”, không thể làm liều được. Nếu cố tình làm sai sẽ bị phát hiện ngay và phải “trả giá” đắt”.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường.
Đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá: “Trước đây, kỳ thi do các trường đại học tổ chức tuyển sinh có lẽ là một kỳ thi nghiêm túc và đánh giá khá khách quan, chuẩn xác nhất năng lực của người học từ trước đến nay. Phổ điểm của các thí sinh phản ánh rất sát chất lượng đào tạo của các tỉnh. Ví dụ ở tỉnh nào tỉ lệ học sinh đỗ đại học cao thì đúng là chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh đó tốt”.
Theo vị PGS: “Thực sự, nếu như kỳ thi tốt nghiệp THPT có cách cải tiến, đánh giá quá trình học tập tốt thì cũng nên nghiên cứu thay đổi hình thức. Tức là trong quá trình các em học cấp 3, chúng ta đã phải tổ chức đánh giá các em học từng môn một. Kết thúc các môn, học sinh cũng đã thi hết môn. Quá trình học của các đã có điểm tích lũy từng phần. Cuối năm học, các em đã có điểm thi cuối cùng.
Cả quá trình đánh giá, nếu học lực tốt có thể chứng nhận cho các em tốt nghiệp. Chúng ta không cần 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia mà chỉ cần kỳ thi tốt nghiệp đơn giản ở các trường. Các trường hoàn toàn có thể tự tổ chức kỳ thi.
Còn nếu em nào có mong muốn, nguyện vọng vào tiếp đại học thì sẽ tham gia kỳ thi Quốc gia để xét tuyển đại học. Kỳ thi này không phải là tất cả các em học sinh đều tham gia, vì em nào không thích vào đại học sẽ không thi. Như vậy, chúng ta vẫn tổ chức 1 kỳ thi, đỡ tốn kém tiền bạc, công sức, đỡ áp lực và số lượng thí sinh thi sẽ ít đi. Nó có trọng tâm, trọng điểm.
Trường nào đòi hỏi phải đánh giá chất lượng đầu vào cao sẽ tham hội đồng thi đó. Còn những trường nào đào tạo cao đẳng, trung cấp dạy nghề, chỉ yêu cầu tốt nghiệp phổ thông thì không cầm tham gia hội đồng thi, mà tuyển trực tiếp học sinh tốt nghiệp THPT”.
Đại biểu Cường nhấn mạnh: “Tất nhiên, những em nào đi thi đại học có thể vất vả hơn 1 chút so với những em không thi, vì các em phải di chuyển đến 1 địa điểm nào đó. Nhưng không phải 100% học sinh phổ thông phải đi thi như hiện nay. Chi phí của xã hội cho tổng kỳ thi như thế sẽ ít hơn. Thậm chí, ngân sách Nhà nước tiết kiệm được thì nên trợ cấp cho các thí sinh trong chương trình đi thi như trợ cấp nơi ở, trợ cấp vé tàu xe… Như thế, vừa giải quyết được bài toán tiết kiệm, áp lực thi nhưng cũng sẽ có hiệu quả và minh bạch hơn về điểm số”.
Tiến sĩ hiến kế triệt tiêu gian lận thi cử tại Hà Giang, Sơn La
Theo Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, nếu được áp dụng, công nghệ Blockchain sẽ hạn chế được vấn đề tiêu cực trong thi cử ở ... |
42 bài thi Ngữ văn ở Sơn La bị giảm điểm sau chấm thẩm định
Có 42 trong tổng số 110 bài Ngữ văn ở cụm thi Sơn La sau chấm thẩm định được nâng từ 0,5 tới 4,5 điểm. |
Gian lận điểm thi chấn động ở Hà Giang, Sơn La: Những lỗ hổng nguy hiểm
Nhiều lỗ hổng được các chuyên gia, người có kinh nghiệm trong ngành giáo dục vạch ra có thể dẫn tới sai phạm thi cử ... |