Đăng ký xe, biển số giả, sửa chữa: Sẽ bị tạm giữ phương tiện

Bộ Công an vừa công bố văn bản hợp nhất các Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính. Theo đó, quy định chi tiết các trường hợp tạm giữ phương tiện khi bị kiểm tra hành chính.

dang ky xe bien so gia sua chua se bi tam giu phuong tien Vì sao Bộ Công an đề xuất đổi màu biển số ôtô kinh doanh vận tải?

Nhằm phân biệt các loại phương tiện kinh doanh vận tải trên đường, đồng thời tạo bình đẳng giữa loại hình taxi truyền thống với ...

dang ky xe bien so gia sua chua se bi tam giu phuong tien Đăng ký xe phải có tài khoản ngân hàng: Gần 70% dân số sẽ bị "đứng bên lề"?

Trong 4 điểm đề xuất về việc sửa đổi quy định đăng ký xe, có 2 điểm đang gây ra rất nhiều băn khoăn và ...

dang ky xe bien so gia sua chua se bi tam giu phuong tien
Các trường hợp dùng giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa; Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy sẽ bị tạm giữ phương tiện. Ảnh Sơn Tùng

Hai văn bản hợp nhất là Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3. 10.2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 18.11.2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 31/2020/NĐ-CP ngày 5.3.2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3.10.2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 1.5.2020.

Đáng chú ý, Khoản 7 Điều 14 nêu rõ các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, gồm:

- Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

- Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;

- Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.

Ngoài ra, người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó. Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện. Tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện trong thời gian đặt tiền bảo lãnh không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông, không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định việc chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định này.

Quy định cũng đưa ra các hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan chức năng khi tiến hành thu giữ phương tiện:

- Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu và các hành vi trục lợi khác.

- Vi phạm niêm phong, mang tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ra khỏi nơi tạm giữ, bảo quản trái phép.

- Làm mất, thiếu hụt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Bằng Linh

/ laodong.vn