Đâm chìm tàu, bắt ngư dân Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục ‘chiến thuật vùng xám'

Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm thuyền cá, bắt ngư dân Việt Nam là loạt hành động trong ‘chiến thuật vùng xám’, thể hiện âm mưu chiếm trọn biển Đông của Bắc Kinh.

Ngày 4/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngang nhiên dối trá cáo buộc "tàu cá Việt Nam bị chìm sau khi đâm vào tàu hải cảnh Trung Quốc”.

Liên quan vụ việc này, PGS.TS Vũ Thanh Ca - chuyên gia biển Đông tại Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo nhận định, Bắc Kinh đang tiếp tục duy trì “chiến thuật vùng xám”, quấy rối, bắt nạt nhằm làm suy giảm ý chí chiến đấu của các nước trong khu vực, từ đó nhằm từng bước chiếm trọn biển Đông.

dam chim tau bat ngu dan viet nam trung quoc tiep tuc chien thuat vung xam

Tàu QNg 90617 TS bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa. (Ảnh: Ngư dân chụp)

- Thật phi lí khi nói rằng, tàu đánh cá nhỏ của Việt Nam đang hoạt động hợp pháp ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa lại cố tình đâm vào tàu hải cảnh hiện đại của Trung Quốc?

Có những việc Chính phủ Trung Quốc làm mà những người bình thường không thể hiểu nổi. Điển hình là việc cho Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh trắng trợn vu cáo “tàu cá Việt Nam chủ động đâm vào tàu hải cảnh Trung Quốc”.

Những bức ảnh chụp tàu cá QNg 90617 TS đang chìm cho thấy mũi tàu đánh cá còn nguyên vẹn, trong khi thân tàu bị mũi tàu hải cảnh Trung Quốc đâm nát. Các bức ảnh này là những bằng chứng sống động để cộng đồng quốc tế hiểu về Trung Quốc.

Ngư dân Việt Nam là những người hiểu biết. Họ biết rõ việc đâm tàu cá vào tàu hải cảnh là trái pháp luật; ngoài việc đắm tàu, mất hết tàu thuyền và ngư cụ, họ còn vi phạm pháp luật và vướng vòng lao lý.

Vậy nên, dù có động cơ nào, ngư dân Việt Nam cũng không thể mang tàu cá nhỏ yếu “tự đâm” vào tàu hải cảnh to lớn của Trung Quốc.

Việc một tàu hải cảnh của nhà nước Trung Quốc trắng trợn đi ngược lại quy định chung của luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) và Công ước về các quy tắc quốc tế phòng ngừa va đâm trên biển như trên thể hiện nhà nước Trung Quốc đã chủ động làm ngược lại những gì đã cam kết với cộng đồng quốc tế, thậm chí coi thường luật pháp quốc tế.

Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế hoàn toàn có thể yêu cầu Trung Quốc cung cấp video clip về quá trình đâm va để làm bằng chứng cho sự vi phạm luật pháp quốc tế này.

- Vậy câu chuyện bịa đặt cùng lời nói dối trá của bà Hoa Xuân Oánh là hành vi "gắp lửa bỏ tay người"?

Đúng vậy. Quan sát những hành động trên Biển Đông của Trung Quốc trong mấy chục năm gần đây, chúng ta thấy rất rõ điều đó.

Trung Quốc không từ bất cứ thủ đoạn nào để đe dọa, bắt nạt các nước láng giềng trên Biển Đông.

Bắc Kinh tưởng rằng, những hành động “côn đồ” của họ sẽ làm các nước xung quanh Biển Đông, như Việt Nam, phải lo sợ và tránh đụng độ. Họ vẫn nuôi âm mưu thâm độc, chiếm các quần đảo trên biển và toàn bộ Biển Đông, kể cả vùng biển chủ quyền của các nước khác được phân định theo luật pháp quốc tế.

- Liên tục đâm chìm tàu cá, bắt giữ, tra hỏi ngư dân, sau đó rao giảng là “trao trả” càng cho thấy rõ “bộ mặt giả tạo” của Bắc Kinh?

Chúng ta cần nhìn xa hơn bản chất của vấn đề. Bởi vì những “hành động vô pháp” như chủ động đâm tàu cá Việt Nam đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam càng khiến Bắc Kinh mất uy tín và phá hoại lòng tin của các nước trong khu vực và thế giới vào Trung Quốc.

Họ chắc chắn sẽ mất rất nhiều.

Trung Quốc lộ nguyên hình là một quốc gia không đáng tin cậy và không phải là “nước lớn” theo đúng nghĩa.

Hay nói cách khác, Trung Quốc là nước lớn về địa lý, dân số và kinh tế, nhưng tâm địa nhỏ nhen, xấu xa và không đáng tin cậy.

Tôi đồng ý với tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi chỉ rõ: “Hành động của Trung Quốc cũng đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân, đi ngược lại Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.

Đồng thời trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.

dam chim tau bat ngu dan viet nam trung quoc tiep tuc chien thuat vung xam
Trung Quốc không từ bất cứ thủ đoạn nào để đe dọa, bắt nạt các nước láng giềng trên Biển Đông.

PGS.TS Vũ Thanh Ca

Việt Nam đã và đang thực hiện rất đúng những quy định trong luật pháp quốc tế, phản đối những hành động sai trái của Trung Quốc theo đường ngoại giao.

Các nhà lãnh đạo quốc tế và giới học giả luôn quan sát những hành động vi phạm pháp luật trên biển của Trung Quốc và sẽ đồng lòng giúp Việt Nam đấu tranh vì công lý, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp trên Biển Đông của Việt Nam và các nước khác xung quanh Biển Đông.

- Gần đây tàu ngư dân Trung Quốc đụng độ, đâm vào tàu chiến Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp Hoa Đông, cũng như tàu hải cảnh thường xuyên quấy nhiễu, đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam. Vì sao Trung Quốc lại hung hăng như vậy ở thời điểm này?

Việc sử dụng tàu ngư dân cản trở, đâm va tàu thực thi pháp luật của các nước xung quanh Biển Đông là nhằm thực hiện cái gọi là “chiến thuật vùng xám”.

Trong chiến thuật này, Trung Quốc sẽ sử dụng các lực lượng bán vũ trang, như tàu dân quân biển ngụy trang và tàu cá để gây sức ép nhằm bắt nạt các nước xung quanh Biển Đông.

Mục tiêu của Bắc Kinh là quấy rối, bắt nạt nhằm làm suy giảm ý chí chiến đấu của các nước trong khu vực, hòng từng bước chiếm trọn biển Đông.

Trung Quốc nhận thức rõ rằng các yêu sách biển của họ là sai trái, không tuân theo các quy định của luật pháp quốc tế.

Và theo tôi, Trung Quốc không dám trắng trợn khởi động chiến tranh để chiếm đoạt vùng biển của các nước.

Bởi vậy, Bắc Kinh sử dụng cách tiếp cận “vùng xám” này, nhằm làm suy yếu ý chí của các nước và cộng đồng quốc tế.

dam chim tau bat ngu dan viet nam trung quoc tiep tuc chien thuat vung xam

1 trong số 3 tàu sắt Trung Quốc tấn công các tàu cá Việt Nam. (Ảnh: Ngư dân chụp)

- Vậy Việt Nam cần thực hiện đối sách nào với “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc?

“Chiến thuật vùng xám” là một phần trong chiến thuật “cây bắp cải”, thường sử dụng nhiều lực lượng theo các vòng khác nhau để bắt nạt, làm suy yếu ý chí của các nước.

Trung Quốc có ý định làm Việt Nam và các quốc gia xung quanh Biển Đông cũng như cộng đồng quốc tế căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó mất cảnh giác, tạo điều kiện cho họ từng bước độc chiếm Biển Đông.

Để đối phó với chiến thuật thâm độc trên của Trung Quốc, chúng ta cần kiên quyết, kiên trì đường lối đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia trên biển bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế.

Đồng thời, hết sức tránh các hành động có nguy cơ tạo cớ cho Trung Quốc tiến hành các hoạt động vũ trang.

- Xin cảm ơn ông!

dam chim tau bat ngu dan viet nam trung quoc tiep tuc chien thuat vung xam Trung Quốc đâm chìm tàu, bắt ngư dân Việt Nam: Hành vi ngang ngược, vô nhân đạo
dam chim tau bat ngu dan viet nam trung quoc tiep tuc chien thuat vung xam TP HCM đưa trực thăng ra quần đảo Trường Sa cứu 2 ngư dân bị nạn
dam chim tau bat ngu dan viet nam trung quoc tiep tuc chien thuat vung xam Cứu 40 ngư dân gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa

/ vtc.vn