Đại biểu Quốc hội: “Điện không thể tích trữ hay cất kho, để dành”

Đại biểu Tạ Văn Hạ bày tỏ không nên hạn chế đầu tư theo phương thức PPP vào nhà máy điện . Lý do điện là hàng hóa đặc biệt, điện không thể tích trữ hay cất kho, để dành mà do nhu cầu của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển bao nhiêu thì phải đáp ứng bấy nhiêu.

dai bieu quoc hoi dien khong the tich tru hay cat kho de danh

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ. Ảnh Quochoi.vn.

Ngày 28.5, Quốc hội khóa XIV thảo luận về một số ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Bạc Liêu) cho rằng, mục tiêu chính chủ yếu của Luật PPP này là huy động được nguồn lực xã hội lớn nhất. Trong khi nguồn thu ngân sách của Ngân sách hiện nay đang còn nhiều bị hạn chế. “Chúng ta ban hành luật này là thu hút nguồn lực rất to lớn, tiềm ẩn trong dân”, ông nói.

Từ đó, khi phân tích các vấn đề cụ thể, đại biểu Hạ bày tỏ không nên hạn chế đầu tư PPP vào nhà máy điện. Lý do điện là hàng hóa đặc biệt, điện không thể tích trữ hay cất kho, để dành mà do nhu cầu của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển bao nhiêu thì phải đáp ứng bấy nhiêu.

Đại biểu Hạ cho rằng, phát triển nền kinh tế hiện nay đang là cơ hội của Việt Nam. Song song với phát triển kinh tế đòi hỏi nhu cầu về điện tăng lên, như vậy buộc chúng ta phải đáp ứng được.

“Trong đòi hỏi, sự cần thiết của nền kinh tế mà giảm đi thì cũng không được. Không nên hạn chế nhà máy điện”, đại biểu Hạ nói và cho biết thêm thời gian qua, vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, chúng ta đang gặp nhiều vấn đề, có nhiều nguy cơ. Nếu như nền kinh tế phát triển đón lõng được cơ hội đầu tư của khu vực và thế giới vào Việt Nam thì chúng ta mới đáp ứng được năng lượng cho phát triển kinh tế.

Cũng theo đại biểu Hạ, hiện chúng ta đang có 18 dự án đã thực hiện hình thức này vậy không có lý do gì lại bỏ nhà máy điện này ra khỏi đầu tư PPP.

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP, Hà Nội) cho rằng không quy định “nhà máy điện” là một trong các lĩnh vực được đầu tư theo phương thức PPP.

Đại biểu Cường nói, nếu đưa vào quy định PPP thì sẽ dẫn đến tình trạng quá trình nhà đầu tư, thiết kế, xây dựng công trình đó không thực hiện kiểm soát như dự án đầu tư công mà thực hiện theo dự án BOT. Như vậy, thiết kế, xây dựng, đầu tư ra sao hoàn toàn do nhà đầu tư nắm và sau đó Nhà nước mua lại theo giá mà chủ đầu tư khai báo. Từ đó, công trình sẽ giá đội lên so với giá thị trường.

Do còn có ý kiến khác nhau, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình 2 phương án để Quốc hội xem xét, quyết định, cụ thể: Phương án 1, giữ quy định cho phép áp dụng phương thức PPP đối với lĩnh vực “nhà máy điện (trừ nhà máy thủy điện)”. Phương án 2, không quy định áp dụng phương thức PPP đối với lĩnh vực “nhà máy điện”.

UBTVQH đề nghị lựa chọn phương án 1 vì chính sách thu hút đầu tư tư nhân thông qua phương thức PPP vào lĩnh vực năng lượng nói chung và nhà máy điện, lưới điện nói riêng là phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Do còn có ý kiến khác nhau, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình 2 phương án để Quốc hội xem xét, quyết định, cụ thể: Phương án 1, giữ quy định cho phép áp dụng phương thức PPP đối với lĩnh vực “nhà máy điện (trừ nhà máy thủy điện)”. Phương án 2, không quy định áp dụng phương thức PPP đối với lĩnh vực “nhà máy điện”.

UBTVQH đề nghị lựa chọn phương án 1 vì chính sách thu hút đầu tư tư nhân thông qua phương thức PPP vào lĩnh vực năng lượng nói chung và nhà máy điện, lưới điện nói riêng là phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

C.NGUYÊN - T.VƯƠNG - Đ.CHUNG

dai bieu quoc hoi dien khong the tich tru hay cat kho de danh Đại biểu Quốc hội muốn kiểm toán việc điều hành giá điện

Báo cáo giải trình của Chính phủ được các đại biểu Quốc hội cho rằng "chưa thuyết phục" nên họ đề nghị Kiểm toán Nhà ...

/ laodong.vn