Những chiến đấu cơ tầm thấp, trực thăng Nga đang phải đối mặt với hiểm họa bởi vũ khí phiến quân mới được tiếp nhận.
Thông tin này được truyền thông Lebanon dẫn nguồn tin quân sự Syria cho biết, nhóm khủng bố Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) vừa được trang bị hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Stinger do Mỹ sản xuất.
Lực lượng trang bị Stinger cho HTS có thể là Thổ Nhĩ Kỳ hoặc một thành viên khác của NATO. Tuy nhiên, nguồn tin này không có bằng chứng nào có thể chứng minh cáo buộc trên.
Nếu thông tin này được xác thực thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc cường kích Su-24/25 và trực thăng Nga có nguy cơ bị bắn hạ bất kỳ lực nào bởi chính Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan khi nó bắn hạ hàng loạt trực thăng và máy bay của Liên Xô.
Tại cuộc chiến ở Syria, các phần tử khủng bố đã dùng chính Stinger bắn hạ ít nhất 2 chiếc MiG-21, một chiếc Mi-35. Cùng với đó, đã có ít nhất 1 chiếc Mi-28N và một chiếc trực thăng khác của Nga rơi và bi cáo buộc có liên quan đến Stinger.
Stinger là tên lửa điển hình của MANPADS thế hệ 2. Vũ khí này có khả năng đánh chặn mọi góc độ nghĩa là nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay không chỉ từ phía sau (bắn đuổi).
Các biến thể mới hơn của Stinger được trang bị đầu tìm 2 chế độ làm việc trên 2 dải hồng ngoại và cực tím - giúp vô hiệu hóa các biện pháp đối phó bằng hồng ngoại. Tên lửa Stinger được trang bị đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương.
Mỹ đã bí mật cung cấp cho phiến quân Afghanistan tên lửa Stinger từ năm 1986. Nhưng hiện nay, Stinger cũng được phát hiện có trong tay lực lượng HTS và một số nhóm khủng bố khác ở Syria.
Sự nguy hiểm của tên lửa Stinger là không thể phủ nhận và đây chính là lý do khiến phi công Nga phải học cách đối phó với tên lửa này. Mới đây, Nga đã tiến hành cuộc thao diễn mang tên Aviadarts tại sân bay Baltimor ở tỉnh Voronezh.
Trong cuộc thao diễn, các phi công thuộc lực lượng Không quân vũ trụ Nga sử dụng các máy bay Su-25 và trực thăng Mi-28H thực hiện tất cả các khoa mục bay lý thuyết và thực hành, đáp ứng các tiêu chuẩn về hướng dẫn bay đối với phi công, khắc chế hệ thống phòng không và thực hành tấn công mục tiêu mặt đất.
Với nội dung này, các phi công Nga đã phải học cách vượt qua tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ. Không những vậy, có ít nhất một hệ thống tên lửa Stinger của Mỹ đã được Nga sử dụng cho nội dung khắc chế hệ thống phòng không.
Căn cứ vào cáp nối, các chuyên gia cho rằng Stinger đã được sử dụng kết hợp với thiết bị huấn luyện tiêu chuẩn M134 hoặc một thiết bị tương đương nào đó của Nga.
Việc Nga cho phi công huấn luyện cách đối phó với tên lửa Stinger cho thấy sự nguy hiểm của dòng tên lửa này dù những máy bay này đang được Nga trang bị nhiều hệ thống tác chiến điện tử hiện đại được cho là đủ khả năng ngăn chặn tên lửa như Stinger.
Căn cứ Nga ở Syria hứng 'mưa' rocket
Căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria vừa hứng chịu đợt tấn công dữ dội bằng rocket của phiến quân, 17 rocket đều ... |
Nga bắn hạ UAV Thổ tại Syria?
Theo truyền thông Nga, lực lượng phòng không Nga tại Syria đã bắn hạ 1 chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) được ... |