Mùa thu năm 1964, Trung ương Cục miền Nam lập một kế hoạch nhằm chuẩn bị nắm thời cơ tiến hành một cuộc tổng tấn công và khởi nghĩa với mục tiêu nhắm đến một thắng lợi quyết định. Kế hoạch mang bí số “Kế hoạch X”
50 năm trước, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1968 đã làm rung chuyển miền Nam Việt Nam và cả nước Mỹ. Cú đánh chiến lược của Quân đội Nhân dân Việt Nam khiến cho quân Mỹ phải thay đổi chiến lược chiến tranh tại Việt Nam, từ “tìm và diệt” sang “quét và giữ”, buộc người Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và góp phần dẫn tới Hiệp định Paris năm 1973, khi người Mỹ chấp nhận rút quân khỏi Việt Nam. 50 năm qua, nhiều nhà nghiên cứu Mỹ đã dày công tìm hiểu về cuộc tấn công chiến lược này. Một trong số đó là cuốn sách “Tiến trình bí ẩn của cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968” của tác giả Merle L. Pribbenow, một nhà báo, được xuất bản tại Mỹ năm 2008. Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu tới bạn đọc phần trích lược từ cuốn sách này.
Ngoài việc điều các đơn vị chính quy lớn đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (cấp trung đoàn) vào miền Nam để chiến đấu và ra lệnh mở một loạt chiến dịch cấp trung đoàn và sư đoàn với mục đích đè bẹp Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam cũng chỉ thị phải chuẩn bị tung ra cuộc tổng tấn công - tổng khởi nghĩa. Chiến dịch sẽ được bắt đầu sau khi quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị nghiền nát, và sẽ hướng thẳng vào thành phố thủ phủ miền Nam, Sài Gòn.
Bản đồ các cuộc tấn công trong sự kiện Mậu Thân. Ảnh: Wikipedia
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân, mà người VN gọi là “Tổng tấn công và nổi dậy” có lẽ là sự kiện có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử cuộc chiến tranh dài dằng dặc của Mỹ tại Việt Nam. Như người Việt Nam vẫn nói, cuộc tấn công Tết “đã làm biến đổi cục diện”, thay đổi toàn bộ tính chất của cuộc chiến, và phần lớn sách vở lịch sử về chiến tranh có thể chia một cách rõ ràng thành hai giai đoạn “trước Tết” và “sau Tết”.
Câu chuyện Tết Mậu Thân của phía Mỹ được kể lại vô cùng tỉ mỉ, từ cấp độ chiến lược tới cấp độ chiến thuật, nhưng thật đáng kinh ngạc vì người ta biết được rất ít về nguồn gốc kế hoạch cuộc tấn công bên phía Việt Nam.
Các sử gia từng bàn nhiều về việc thành viên hay các thành viên nào của giới lãnh đạo Miền Bắc đã có ý tưởng về cuộc tấn công Tết, những ai ủng hộ ý tưởng này và những ai phản đối, nhưng các bàn luận thường chỉ dựa trên rất ít bằng cứ.
Chỉ tới khi, hoặc trừ phi, người Việt Nam công khai hóa các hồ sơ nội bộ của Bộ Chính trị, bằng không sẽ không thể có lời đáp cuối cùng, tối hậu cho những câu hỏi trên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có một số sách vở, tài liệu của người VN, chiếu một tia sáng mới vào sự bí ẩn và cho phép chúng ta (những người Mỹ) có được nhiều kết luận đầy đủ thông tin hơn.
Nguồn gốc ý tưởng cuộc “Tổng tấn công - Tổng khởi nghĩa” Tết Mậu Thân có thể được tìm thấy ngay từ đầu những năm 1960.
Tháng Mười hai năm 1963, chỉ một tháng sau khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp tại Hà Nội để thảo luận và thông qua Nghị quyết hội nghị lần thứ chín. Nghị quyết này nhận định rằng “tổng tấn công, tổng khởi nghĩa sẽ là hướng phát triển tất yếu của cách mạng miền Nam để đạt tới toàn thắng”.
Bộ đội hành quân trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu
Trung ương Đảng dự tính khả năng chiến thắng cuộc chiến một cách nhanh chóng, trước khi Mỹ quyết định có nên điều các đội quân Mỹ tới cứu chế độ Việt Nam Cộng hòa hay không. Vẫn duy trì đường hướng chung về việc tiến hành một cuộc “chiến đấu lâu dài” ở miền Nam, Nghị quyết 9 kêu gọi một nỗ lực đến mức tối đa nhằm “tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới”.
Tuy nhiên, theo nghị quyết, “tổng tấn công, tổng khởi nghĩa” lật đổ chế độ miền Nam chỉ có thể được tung ra sau khi quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị “tiêu hao” và trở nên kiệt quệ tới mức không còn đủ sức đàn áp những cuộc nổi dậy của quần chúng. Nghị quyết nhận định, nhiệm vụ chiến lược của các lực lượng vũ trang nhân dân tại miền Nam sẽ là “làm tan rã quân đội tay sai, công cụ chủ yếu của chế độ địch, tạo điều kiện để thực hiện tổng công kích và tổng khởi nghĩa, lật đổ chính quyền phản động ở miền Nam”.
Ngày 27.3.1964, Hội nghị Chính trị đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập khai mạc tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh tư liệu
Tháng Chín năm 1964, Bộ Chính trị họp tại Hà Nội để đánh giá tình hình và xem xét quá trình thực hiện Nghị quyết hội nghị IX của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bộ Chính trị quyết định tiến hành một đòn mạnh mẽ nhằm nhanh chóng tiêu diệt quân đội Việt Nam Cộng hòa để “giành thắng lợi quyết định”.
Ngoài việc điều các đơn vị chính quy lớn đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (cấp trung đoàn) vào miền Nam để chiến đấu và ra lệnh mở một loạt chiến dịch cấp trung đoàn và sư đoàn với mục đích đè bẹp Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam cũng chỉ thị phải chuẩn bị tung ra cuộc tổng tấn công - tổng khởi nghĩa. Chiến dịch sẽ được bắt đầu sau khi quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị nghiền nát, và sẽ hướng thẳng vào thành phố thủ phủ miền Nam, Sài Gòn.
Một cuốn sách của miền Bắc thời kỳ hậu chiến tranh miêu tả kế hoạch mang bí số “Kế hoạch X” như sau:
“Trong mùa thu năm 1964… Trung ương Cục miền Nam lập một kế hoạch nhằm chuẩn bị nắm thời cơ tiến hành một cuộc tổng tấn công và khởi nghĩa với mục tiêu nhắm đến một thắng lợi quyết định. Kế hoạch được đặt bí số “Kế hoạch X”… Khu vực trung tâm mà Kế hoạch X hướng tới là Sài Gòn - Gia Định…"
Chiến tranh Việt Nam và cái kết của 11 tướng Mỹ
Chiến tranh Việt Nam, có lẽ là cuộc chiến có số tướng Mỹ bỏ mạng nhiều nhất và nguyên nhân cái chết của họ cũng ... |
Ảnh: Quân đội Mỹ sa lầy thảm hại trong Chiến tranh Việt Nam
Quân viễn chinh Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã vấp phải thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp và các đòn tiến công ... |