Cuộc đời tuyệt sắc giai nhân Bạch Thược nổi tiếng Hà thành trước 1954

Một trong số các giai nhân Hà thành được người đời nhắc nhớ, ấn tượng chính là nhan sắc mang tên loài hoa quý Bạch Thược. Không vương miện nhưng người con gái mang vẻ đẹp thanh tao ấy khiến vạn người mê đắm.

Thanh tao, xinh đẹp như một đóa hoa

Bạch Thược là tên của một loài hoa quý. Bạch Thược không chỉ có sắc, có hương mà còn có khả năng chữa bệnh. Có một truyền thuyết kể về loài hoa quý này, chuyện kể rằng, danh y Hoa Đà được tặng một loại cây trồng trong nhà mà không biết đó là cây thuốc quý.

Mùa xuân đến, cây ra những bông hoa rất to, trắng muốt và mùi hương quyến rũ như hoa hồng.

Ông thử hái hoa sắc uống nhưng không nhận thấy có gì khác lạ. Ông lại hái lá rồi hái cành đem thử cũng không phát hiện điều gì đặc biệt. Nghĩ rằng cây hoa này tuy đẹp nhưng không có tác dụng chữa bệnh nên mấy năm liền, Hoa Đà không để ý đến nó nữa.

Một đêm thu, Hoa Đà đang ngồi đọc sách, bỗng nghe bên cửa sổ tiếng một người con gái khóc thút thít. Sau nhiều lần tìm hiểu, ông mới biết, đó là tiếng khóc oan ức của một loài hoa quý bị bỏ quên, hoa Bạch Thược…

Trong số các mỹ nhân nức tiếng của Hà thành cũng có một người con gái mang tên loài hoa quý Bạch Thược. Bà Bạch Thược sinh năm 1935, trong một gia đình tiểu tư sản ở Hà Nội.

Khi bà Bạch Thược cất tiếng khóc chào đời trong căn nhà ở phố Ngõ Trạm, Phùng Hưng, cả gia đình bà đều mong chờ một cậu quý tử để nối dõi tông đường, bởi nhà bà đã có đến 3 cô con gái.

Nhưng, bố mẹ của bà Bạch Thược đã không phải thất vọng, bởi khi vừa chào đời bà đã có những nét đẹp rạng rỡ.

cuoc doi tuyet sac giai nhan bach thuoc noi tieng ha thanh truoc 1954

Nhan sắc xinh đẹp thuở đôi mươi của mỹ nhân Bạch Thược

Bố của bà là cụ Phạm Hữu Ninh, từng là tham tán phủ toàn quyền nhưng đi theo tiếng gọi của Cách mạng, cụ đã bỏ việc về mở trường tư.

Cụ Phạm Hữu Ninh chính là người sáng lập ra trường tư thục đầu tiên của người Việt mang tên Thăng Long.

Ngôi trường này là cái nôi cách mạng, nổi tiếng với những người thầy tài giỏi như ông Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Nguyễn Bá Húc, Tôn Thất Bình, Phan Thanh, Phan Anh, Vũ Đình Hòe, Phạm Huy Thông, Nguyễn Cao Luyện... đã đào tạo ra những học trò ưu tú như Lê Quang Đạo, Trần Quang Huy, Đào Thiện Thi, Nguyễn Thọ Chân...

Bạch Thược rất được bố mẹ cưng chiều, không bị ép buộc phải sống theo khuôn phép cũ. Bà thích mặc quần áo con trai, chơi đánh bi, đánh đáo và không hề biết đến thêu thùa, nấu ăn như nhiều thiếu nữ Hà Nội xưa.

Ở độ tuổi thanh xuân, bà Bạch Thược sở hữu nhan sắc thuần khiết, thanh tao giống như loài hoa bà được đặt tên. Khi ấy không biết bao nhiêu chàng trai phải si mê, say đắm người con gái xinh đẹp ấy.

Không chỉ vậy, bà Bạch Thược còn có năng khiếu văn nghệ nên tham gia diễn nhiều vở kịch của trường như Quán Thăng Long, Lý Chiêu Hoàng. Tham gia các hoạt động văn nghệ giúp vẻ đẹp của bà càng có dịp được tỏa sáng.

Tình chị duyên em

Bà Bạch Thược kể lại, thời đó, những người con gái như bà không quá ý thức về nhan sắc của mình. Thông thường, mọi người chỉ chú tâm vào học hành và tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên.

Bà Bạch Thược cũng như vậy, bà tham gia nhiệt tình các phong trào đấu tranh của sinh viên nhưng lại rất ít khi tiếp xúc với con trai, thậm chí còn luôn né tránh những cuộc trò chuyện. Ở độ tuổi đôi mươi, tâm hồn bà trong voe, không hề vướng bận chút nào về tình yêu.

Bạch Thược có 4 chị em gái và 2 trong số đó sở hữu nhan sắc rực rỡ, được coi là giai nhân của phố cổ. Bà Phạm Thị Ngọc Trâm, chị gái đầu của Bạch Thược cũng là nhan sắc nức tiếng lúc bấy giờ.

Bà Ngọc Trâm đã kết duyên cùng cháu đích tôn của quan thượng thư tỉnh Hà Đông. Người chị thứ hai là bà Kim Thoa, kết hôn với một vị bác sĩ khá nổi tiếng ngày đó, rồi thoát ly theo gia đình chồng để lại một tình yêu dang dở và sau này trở thành mối lương duyên của cuộc đời Bạch Thược.

Khi ấy ông Vũ Sơn, chồng của Bạch Thược học cùng trường với chị gái thứ hai của bà. Ông rất mê bà Kim Thoa nên thường xuyên đến nhà để chơi. Khi bà Thoa quyết định lấy chồng, một bác sĩ từng công tác ở Phnom Penh thì Vũ Sơn buồn chán và thất vọng vô cùng.

Thế nhưng, vì rất quý Vũ Sơn nên bố của Bạch Thược đã động viên chàng trai này tham gia kháng chiến và hứa hẹn sẽ gả cô con gái thứ tư cho ông.

Trong thời gian Vũ Sơn tham gia kháng chiến, lần đầu tiên trái tim của Bạch Thược rung lên những nhịp đập tha thiết với một chàng bác sĩ quân y.

Tình yêu của họ lúc đó thật đẹp nhưng Bạch Thược lại không thể vô tình với lời hẹn ước trước đây của bố. Vì vậy mà, bà phải chịu đựng sự giằng co giữa tình yêu và một lời ước hẹn mang nặng nghĩa tình của bố.

Sau nhiều tháng suy nghĩ, bà quyết định chia tay mối tình này. Hiểu được tâm trạng của người yêu nên người bác sĩ quân y ngày đó đã cao thượng hy sinh tình yêu của mình, chấp nhận ra đi.

Trước khi quyết định buông bỏ, ông đã viết cho bà một bức thư dài rất cảm động. Bạch Thược giữ kín lá thư đó trong nhiều năm trời như một bảo vật thiêng liêng về mối tình đầu tiên và mãi đến khi kết hôn bà mới tự tay đốt lá thư ấy.

Sau này, khi gặp lại người cũ trên đất Pháp, bà chạnh lòng vì cuộc sống riêng của người đó không được như ý muốn. Bà nghĩ, ông không được hạnh phúc cũng là một phần lỗi do bà.

Tuy nhiên, mỗi người đều có số phận của mình và con đường riêng nên bà không ân hận về những quyết định đã qua.

Kết hôn với ông Vũ Sơn, bà đã có cuộc sống bình yên bên chồng con. Bà theo học ngành dược, từng sang Bungari tu nghiệp và sau này bôn ba theo chồng sang nhiều nước (chồng bà công tác trong ngành ngoại giao).

Những hồi ức khó quên

Khi ở cái tuổi xế chiều, nét đẹp mặn mà, đài các của một người con gái Hà thành xưa vẫn còn vương lại trên khuôn mặt bà.

Nhớ về quá khứ, bà Bạch Thược không nói đến nhan sắc rực rỡ ở độ tuổi thanh xuân, mà nhớ lại một thời oanh liệt gắn bó với cách mạng. Mỗi khi có dịp, bà thường kể về những ngày tháng ấy oanh liệt ấy.

cuoc doi tuyet sac giai nhan bach thuoc noi tieng ha thanh truoc 1954

Sinh viên Phạm Thị Bạch Thược diễu hành tại sân vận động Hàng Đẫy ngày 10/10/1954

Ngay từ những năm học trường Albert Sarraut, bà Bạch Thược đã tích cực tham gia phong trào học sinh kháng chiến Hà Nội.

Bà cùng các bạn học tuyên truyền cách mạng, in báo Nhựa sống, tổ chức bãi khóa, chống bắt lính...

Nhà Bạch Thược trở thành một căn cứ cách mạng, nơi in ấn truyền đơn và tổ chức các phong trào biểu tình chống chiến tranh.

Cô bé mảnh khảnh, có vẻ bề ngoài tưởng như yếu đuối ấy lại có một tinh thần quật cường khiến nhiều người nể phục.

Ngày ấy, bà Bạch Thược đã từng bị bắt vào sở mật thám 6 tháng, nếu không có sự can thiệp của anh rể thì có lẽ, bà đã không thoát khỏi những ngón đòn tra tấn dã man của giặc.

Đối với Bạch Thược, thời gian trong sở Mật thám là khoảng thời gian đáng nhớ, những ngày bị giam cầm ở đây bà Bạch

Thược ý thức được cao hơn ý nghĩa của sự sống và khát vọng đấu tranh cho giải phóng dân tộc.

Sắc đẹp thanh tao của bà khiến bọn lính Pháp ngạc nhiên, và ít nhiều làm thay đổi cái nhìn về Việt Minh.

Trước đó, trong mắt chúng, Việt Minh không thể có vẻ đẹp đài các, sang trọng thế này. Còn với những tù nhân, vẻ đẹp của Bạch Thược như một vệt sáng cổ vũ tinh thần đấu tranh bền bỉ của họ.

cuoc doi tuyet sac giai nhan bach thuoc noi tieng ha thanh truoc 1954 Cô Bính Hàng Đẫy: Bí mật cuộc đời của tứ đại mỹ nhân Hà thành

Những năm 30 của thế kỷ trước, người ta thường nhắc đến “tứ đại mỹ nhân Hà thành” gồm cô Síu Cột Cờ, cô Phượng ...

cuoc doi tuyet sac giai nhan bach thuoc noi tieng ha thanh truoc 1954 Giai nhân Hà thành xưa (Phần 1): Ăn một miếng thịt gà, thưởng nhẫn kim cương

“Giai thoại kể lại rằng: Ông ngoại tôi từng tuyên bố trước cả gia đình nếu mẹ tôi ăn chịu ăn một miếng thịt gà ...

/ http://danviet.vn