“Cuộc chiến” trên thị trường gọi xe và bài học cho các start-up

Thị trường gọi xe dự kiến sẽ có nhiều biến động một khi Bộ Công an đang dự thảo lấy ý kiến về “Quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” mà theo đó, xe taxi công nghệ sẽ phải đổi biển số sang nền màu vàng cam. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường gọi xe đã trở thành cuộc chiến “nội bộ” khốc liệt. 

Khốc liệt một cuộc chiến…

Những FastGo, Vato, Be, thậm chí MyGo gần đây đều vào cuộc với các tuyên bố khá ầm ĩ, tưởng chừng hạ gục các đối thủ đến nơi, song thực tế cái kết không hề ngọt ngào…

Các số liệu thống kê quan trọng nhất gần đây được công bố theo kết quả nghiên cứu của ABI Research, 6 tháng đầu năm 2019 trên cả nước đã có 200 triệu chuyến xe hoàn thành thông qua các ứng dụng tại Việt Nam. Grab áp đảo với 146 triệu cuốc xe, tương đương 73% thị phần. Thứ hai là Be, đã hoàn tất 31 triệu cuốc xe trong 6 tháng, giành được 16% thị phần. Thứ ba là Go-Viet, công ty con của Go-Jek tại thị trường Việt Nam xếp thứ ba với 21 triệu chuyến xe hoàn thành, tương ứng 10% thị phần. 1% còn lại thuộc về FastGo và các ứng dụng khác.

cuo c chie n tren thi truong goi xe va ba i ho c cho ca c start up
Thị trường mở nhưng cạnh tranh quyết liệt. Ảnh ĐĐK

Như vậy, có thể thấy ngắn gọn hầu hết các startup mới dù tuyên bố rất dữ dội như Vato, FastGo, MyGo… coi như tạm thua với chỉ 1% thị phần và vì quá yếu, để vực lên hiện rất khó. Duy nhất có Be là thị phần tạm thời mức khá, trên Go-Viet một chút, dù đã chạy cả dịch vụ xe máy, oto và vận chuyển (Go-Viet vẫn chưa chạy dịch vụ gọi xe oto).

Nổi lên trong số này là Be Group, bước vào thị trường, dịp cuối 2018, tờ Nhip cầu đầu tư dẫn lời một lãnh đạo của Be cho biết: “Dự kiến trong năm 2019, Be sẽ có mặt tại 15 tỉnh, thành phố trong cả nước và đến hết năm 2020, sẽ hiện diện tại 63 tỉnh thành”

Ngay sau đó chỉ 3 tháng, mục tiêu này đã được điều chỉnh tăng vọt với mức thêm 7 tỉnh thành phố nữa – lên 22 tỉnh thành trên cả nước.

Thế nhưng, tính đến giữa năm 2019, thông tin cho thấy thì ứng dụng gọi xe Be mới có mặt tại 7 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ và mới nhất là Đà Nẵng với duy nhất BeBike.

Như vậy, giấc mộng 22 tỉnh thành trong năm 2019 của Be khó có khả năng trở thành hiện thực khi đã gần hết quý 4 và chỉ mới đạt 1/3 mục tiêu đề ra ban đầu – một khoảng cách quá xa so với kỳ vọng và tuyên bố của chính Be.

Trong năm 2019, Be đặt mục tiêu hoàn thành 105.000.800 chuyến xe. Rõ ràng là một con số rất ấn tượng tạo cảm giác cách tính khá khoa học và sát thực tế. Song sự thực như thế nào?

Như đã nói ở trên, Be hoàn tất được 31 triệu cuốc xe trong 6 tháng, giành được 16% thị phần.

Cách làm của Be thực ra cũng như các “tay chơi” đang có tiền là chi khuyến mãi khủng để có cả tài xế lẫn khách hàng nên con số này khá ấn tượng, song vẫn còn rất xa so với kế hoạch. Theo như CEO của FastGo Nguyễn Hữu Tuất “tiết lộ” trên facebook cá nhân được tờ Nhịp cầu đầu tư dẫn lại thì CEO FastGo đã "đốt" 2 triệu USD cho tiền khuyến mãi và tăng trưởng. Riêng Be “đốt” khoảng 75 triệu USD, trung bình đốt khoảng 2,5 USD/cuốc. Go-Viet: 21 triệu cuốc, đốt khoảng 30 triệu USD.

Sau khi con số này được các báo dẫn lại, thì những đại diện các hãng trên không đưa ra bất kỳ lời bình luận nào.

Bài học nào cho các start-up Việt?

Nhìn từ câu chuyện và các mục tiêu của Be trong năm 2019 cho thấy nhiều bài học với các star-up khi tham gia thị trường gọi xe.

Đầu tiên là mục tiêu xa rời thực tế, nếu như tính toán của Be với số tài xế lên tới 110.000 người, đi cùng với mục tiêu đạt tổng số lượt tải ứng dụng 6.600.000 và hoàn thành 105.000.800 chuyến xe… là khá xa vời và dự báo tương lai không hề dễ dàng với Be.

Ngoài ra, việc đối đầu với những “ông lớn” trên thị trường nếu không chuẩn bị kỹ và “trường vốn” sẽ trả giá đắt. Có thể thấy bắt đầu từ việc ngay khi “xung trận” Be đã có một chiến lược kỳ lạ - đó là đối đầu với đối thủ mạnh nhất là Grab với mức thị phần lớn trên mức 5 lần và nhất là khi đối thủ này thành tựu quá khứ khá ghê gớm là đánh bại Uber trên thị trường Việt Nam. Đặc biệt là chiến lược “đốt tiền” chạy theo các chiến lược của những đối thủ mạnh hơn mình là một bước đi liều lĩnh và quá mạo hiểm nhất là khi các phần thực thi và thực trạng khác của Be, theo đánh giá của giới am hiểu thị trường gọi xe thì hiện đầy rẫy vấn đề, như chất lượng app, công nghệ định vị, tần suất gọi xe, số khách hàng quay trở lại…

Giờ đây nhiều người đang cần cầu nguyện cho Be bước qua được khúc quanh khó khăn 2019 này. Đây đã và sẽ vẫn là bài học đắt giá cho các start-up Việt.

cuo c chie n tren thi truong goi xe va ba i ho c cho ca c start up Tương lai màu gì cho các công ty gọi xe?
cuo c chie n tren thi truong goi xe va ba i ho c cho ca c start up Ứng dụng gọi xe: Làm dâu trăm họ khó tránh thị phi
cuo c chie n tren thi truong goi xe va ba i ho c cho ca c start up Grab sắp rót "hàng trăm triệu USD" mở rộng hoạt động tại Việt Nam

/ laodong.vn