“Khi phát hiện ra sai phạm ở Hà Giang, Sơn La, đầu tiên cảm xúc của tôi là phẫn nộ. Cảm xúc sau đó là sự lo lắng. Tôi lo lắng là có thể tìm được thủ phạm thực sự là ai không, cách làm như thế nào, nhất là có trả lại được điểm cho các thí sinh không, để mang lại một kỳ thi công bằng” - PGS-TS Mai Văn Trinh chia sẻ.
PGS-TS Mai Văn Trinh chia sẻ quan điểm về những vụ việc tiêu cực thi cử xảy ra thời gian qua. Ảnh: Hải Nguyễn |
Sẽ quyết tâm trả lại điểm thật cho thí sinh
Sáng 9.8, tham dự buổi tọa đàm “Chặn đứng tiêu cực thi cử - giữ môi trường giáo dục trong sạch” do Báo Lao Động tổ chức, PGS-TS Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã chia sẻ về những ngày ông và các thành viên, trong tổ công tác của Bộ GDĐT rà soát những bất thường trong điểm thi THPT quốc gia ở một số địa phương.
“Với tư cách là thành viên của Ban chỉ đạo Kỳ thi THPT quốc gia và làm Tổ trưởng tổ công tác, tôi đã lên Hà Giang đầu tiên. Nhiệm vụ của tổ công tác là chỉ đạo, hướng dẫn Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh rà soát. Với kinh nghiệm của mình và với tư cách là người am hiểu kỳ thi này, trên đường đi từ Hà Nội lên Hà Giang, tôi đã kết nối và lên kế hoạch chi tiết.
Ngay khi lên đến Hà Giang, tôi đã họp ngay với Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh và nêu 6 vấn đề liên quan tới 6 khâu có thể dễ xảy ra sai phạm nhất. Sau đó, đồng loạt triển khai rà soát 6 nhóm này và tôi trực tiếp phụ trách khâu mà tôi cho là có thể xảy ra sai phạm nhất. Chính có sự chuẩn bị sẵn như vậy nên mặc dù rất khó nhưng chúng tôi đã tìm ra manh mối.
14h bắt đầu họp thì khoảng 17h30 bắt đầu tìm ra manh mối và đến 2h45 sáng hôm sau thì đối tượng bắt đầu khai nhận hành vi”- ông Mai Văn Trinh nhớ lại.
Khi được hỏi về cảm xúc khi phát hiện ra sai phạm, phải đấu trí với những đồng nghiệp của mình, ông Mai Văn Trinh cho biết cảm thấy thực sự đau lòng và phẫn nộ. Cảm xúc sau đó là sự lo lắng.
“Vì sao tôi lo lắng? Tôi lo là có thể tìm được thủ phạm thực sự là ai không, cách làm như thế nào. Hơn nhất là có trả lại được điểm cho các thí sinh không, để mang lại một kỳ thi công bằng” - PGS Mai Văn Trinh chia sẻ.
Đại diện Bộ GDĐT cũng cho biết, động lực để các thành viên trong tổ công tác của Bộ GDĐT trải qua nhiều điêm ngủ chập chờn, quyết tâm làm đến cùng, chính là nỗ lực của thí sinh, những em học thật thi thật.
“Chúng tôi đã vượt qua áp lực và quyết tâm để có thể tìm ra sự thật. Hiện nay ở Sơn La, Hoà Bình, Bộ GDĐT, Bộ Công an cũng như các bộ ngành đang rất quyết tâm với những giải pháp quyết liệt để có thể sớm tìm ra kết quả thực sự, trả lại điểm thật cho các em”- Cục trưởng Cục quản lý chất lượng chia sẻ.
“Sai phạm này cá biệt và thực sự rất xấu”
Cũng tại buổi tọa đàm, khi được hỏi về sự giống và khác nhau về sai phạm trong công tác thi cử ở ba tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, ông Mai Văn Trinh cho biết, có một số điểm chung là sai phạm có chủ đích, có ý đồ từ trước của một số cá nhân.
Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết cơ quan chức năng đang rất nỗ lực để trả lại điểm thật cho thí sinh. Ảnh: Hải Nguyễn
Cũng theo ông Trinh, một điểm giống nhau nữa là hậu quả rất nghiêm trọng làm mất đi công bằng của kì thi, làm tổn thương đến sự trong sáng của thí sinh, đặc biệt là làm tổn thương đến niềm tin của xã hội.
“Những sai phạm này xuất phát từ tinh thần trách nhiệm, ý thức pháp luật của những người đã gây ra sai phạm”- ông Mai Văn Trinh khẳng định.
Còn điểm khác nhau về vụ việc gian lận thi cử ở 3 tình này, ông Trinh nhận định: "Về tình tiết, thời gian và các khâu diễn ra sai phạm là khác nhau. Tôi cho rằng những sự sai phạm này cá biệt và thực sự rất xấu, ảnh hưởng đến sự nỗ lực của 63 tỉnh thành và thậm chí là cả hệ thống chính trị xã hội, cả sự nỗ lực của địa phương. Ngay cả các địa phương xảy ra sai phạm trước đó cũng đã nỗ lực rất nhiều.
Chẳng hạn như Hà Giang trong những ngày thi đã xảy ra lũ quét, địa phương cũng đã có biện pháp hỗ trợ, huy động đến cả phương tiện chuyên dụng để hỗ trợ thí sinh. Đó là sự nỗ lực rất lớn. Cả ở Sơn La bị ảnh hưởng mưa lớn nên cũng vậy. Rõ ràng sai phạm này trước hết là trách nhiệm cá nhân mà nguồn gốc sâu xa là công tác cán bộ, lựa chọn cán bộ”.
Gian lận thi cử thời phong kiến: Gông cổ một tháng, đánh 100 roi
Dưới thời phong kiến, những quy chế thi cử thường hết sức nghiêm ngặt. Thí sinh có thể bị gông cổ, đánh trượng, bỏ tù ... |
Gian lận điểm thi chấn động ở Sơn La: \'Đã đốt rồi sao khôi phục được\'
Theo một số chuyên gia, để khôi phục dữ liệu bài thi gốc đã bị xóa rất khó khăn, đặc biệt nếu những người kẻ ... |
Muốn phát hiện tiêu cực, gian lận, cứ hỏi dân là biết hết!
Những hành động mờ ám, khuất tất, gian dối... tưởng rằng đã được che đậy kỹ lưỡng nhưng khó lòng qua được “tai mắt nhân ... |