Công trình nằm dưới lòng đất của ông Bruce Beach rộng 930 m2, là một trong những hầm trú ẩn hạt nhân lớn nhất Canada.
Ông Bruce Beach trước cửa hầm trú hạt nhân Ark Two. Ảnh: The Shelburne Freelancer |
Ông nhấn mạnh rằng khi công trình hoàn thành vào năm 1985, ông được biết đến ở địa phương như một nhà tiên tri về tận thế.
"Tôi không phải là nhà tiên tri tận thế vì tôi rất lạc quan về tương lai", ông nói.
Beach thừa nhận phần lớn mọi người, gồm cả người dân và giới chức, xem hành động của ông có chút điên rồ. "Mọi người nghĩ \'đúng là một kẻ khùng\' và tôi biết điều đó nhưng tôi không quan tâm. Tôi hiểu thế giới đang nhìn tôi theo cách đó", ông nói.
Beach từng gặp rắc rối từ chính quyền địa phương khi thực hiện dự án. Sau nhiều năm vất vả xin giấy phép xây dựng bất thành, ông trở nên nản chí và thi công nó bất chấp can ngăn. Điều này khiến ông nhiều lần bị tòa triệu tập và tốn hàng nghìn đôla chi phí kiện tụng.
Từ năm 2000, giới chức đã nhiều lần dọa phong tỏa hầm trú do lo ngại về an toàn. Họ đã hai lần niêm phong lối vào hầm nhưng ông Beach tiếp tục mở cửa công trình.
Sở cứu hỏa tuyên bố sẽ không giải cứu bất kỳ ai mắc kẹt bên trong hầm. "Chúng tôi sẽ không bất chấp tính mạng của một lính cứu hỏa nào. Nó không an toàn", Tom Egan, người đứng đầu đơn vị cứu hỏa, nói.
42 chiếc xe buýt được chôn dưới lòng đất tạo thành hầm trú hạt nhân Ark Two. Ảnh: Bruce Beach |
Ông nhấn mạnh rằng khi công trình hoàn thành vào năm 1985, ông được biết đến ở địa phương như một nhà tiên tri về tận thế.
"Tôi không phải là nhà tiên tri tận thế vì tôi rất lạc quan về tương lai", ông nói.
Beach thừa nhận phần lớn mọi người, gồm cả người dân và giới chức, xem hành động của ông có chút điên rồ. "Mọi người nghĩ \'đúng là một kẻ khùng\' và tôi biết điều đó nhưng tôi không quan tâm. Tôi hiểu thế giới đang nhìn tôi theo cách đó", ông nói.
Beach từng gặp rắc rối từ chính quyền địa phương khi thực hiện dự án. Sau nhiều năm vất vả xin giấy phép xây dựng bất thành, ông trở nên nản chí và thi công nó bất chấp can ngăn. Điều này khiến ông nhiều lần bị tòa triệu tập và tốn hàng nghìn đôla chi phí kiện tụng.
Từ năm 2000, giới chức đã nhiều lần dọa phong tỏa hầm trú do lo ngại về an toàn. Họ đã hai lần niêm phong lối vào hầm nhưng ông Beach tiếp tục mở cửa công trình.
Sở cứu hỏa tuyên bố sẽ không giải cứu bất kỳ ai mắc kẹt bên trong hầm. "Chúng tôi sẽ không bất chấp tính mạng của một lính cứu hỏa nào. Nó không an toàn", Tom Egan, người đứng đầu đơn vị cứu hỏa, nói.
Một phòng bên trong hầm trú hạt nhân Ark Two. Ảnh: National Post |
Ông Beach vẫn duy trì công trình và tin rằng dự án này là một sứ mệnh vì cộng đồng.
"Tôi thường được hỏi tại sao không tận hưởng cuộc sống và ngừng lo lắng về ngày tận thế. Câu trả lời là mục đích của cuộc sống hay hạnh phúc đối với tôi không được đo đếm bằng số vòng golf tôi chơi mà là phục vụ mọi người", ông nói.
Hầm trú ẩn của Trump nếu Mỹ bị tấn công hạt nhân
Các tổng thống Mỹ luôn có một loạt địa điểm ẩn náu để duy trì khả năng lãnh đạo trong trường hợp nổ ra chiến ... |
Hé lộ hầm trú ẩn của lãnh đạo Trung Quốc trong chiến tranh hạt nhân
Các lãnh đạo cấp cao cùng người thân và một số nhân viên chính phủ, binh lính Trung Quốc sẽ được di chuyển tới hầm ... |
Canada lập hầm tránh bom, đề phòng tên lửa Triều Tiên
Canada lập hai hầm tránh bom bí mật, trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt nhiều bất trắc, bao gồm mối đe dọa từ ... |
Nhu cầu hầm trú hạt nhân tại Nhật lại tăng mạnh vì Triều Tiên
Nỗi sợ hãi tên lửa hạt nhân Triều Tiên tiếp tục kéo nhu cầu hầm trú ẩn và máy lọc không khí tại Nhật tăng ... |