Công ty nước ngoài chạy khỏi Trung Quốc, hàng loạt nhà máy tê liệt

Chiến tranh thương mại leo thang, nhiều công ty sản xuất quần áo thể thao nước ngoài ồ ạt rút khỏi Trung Quốc, khiến hàng loạt nhà máy nước này rơi vào cảnh tê liệt hoàn toàn.

Theo nguồn tin của Bloomberg, khoảng 25% nhà máy chuyên sản xuất quần áo thể thao cho các thương hiệu lớn của nước ngoài như Nike và Adidas tại Trung Quốc đã ngừng hoạt động. Nguyên nhân là các công ty nước ngoài đồng loạt rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế trừng phạt của Mỹ.

Lànsóng "di cư" buộc các nhà máy này phải giảm giá 10% cho các công ty sản xuất quần áo thể thao địa phương như Xtep International Holdings (trụ sở tại phía nam Phúc Kiến). Đây là một trong số ít thương hiệu quần áo thể thao Trung Quốc có tham vọng cạnh tranh với Nike và Adidas.

"Các nhà máy Trung Quốc đang hứng chịu áp lực cực lớn. Với chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các thương hiệu quốc tế đã dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài, khiến nhiều dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động", Bloomberg dẫn lời ông Ding Shui Po - Chủ tịch Xtep - giải thích.

cong ty nuoc ngoai chay khoi trung quoc hang loat nha may te liet

Nhiều cơ sở sản xuất quần áo thể thao ở Trung Quốc rơi vào cảnh ngừng hoạt động. Ảnh:Getty.

Công xưởng thế giới trong cơn khốn khó

Việc các nhà máy ngừng hoạt động cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc, nơi được mệnh danh là "công xưởng của thế giới". Bên cạnh thương chiến, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng vật vã với nền kinh tế đang hạ nhiệt, GDP sụt xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu - cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - đang thay đổi dữ dội. Hàng loạt tập đoàn toàn cầu - từ Microsoft cho đến hãng sản xuất xe đạp Giant Manufacturing Co. - đồng loạt ra đi và hiện tượng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn.

Chính quyền Mỹ vẫn đang gây áp lực lên các công ty toàn cầu. Cuối tuần trước, Tổng thống Trump "ra lệnh" cho các doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm giải pháp thay thế cho việc làm ăn tại Trung Quốc, bao gồm việc hồi hương và sản xuất hàng hóa tại Mỹ.

Báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ hồi tháng 5/2019 cho biết khoảng 1/3 công ty Mỹ tại Trung Quốc xác định sẽ hủy bỏ hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc. Có tới 40% doanh nghiệp cho hay sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, dự kiến đến các nước Đông Nam Á hoặc Mexico.

cong ty nuoc ngoai chay khoi trung quoc hang loat nha may te liet

Bên ngoài một nhà máy giày dép bị đóng cửa ở Ôn Châu. Ảnh: Bloomberg

Tuần trước, Li & Fung Ltd - nhà cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới - cho biết đang "tích cực hỗ trợ" khách hàng, bao gồm những hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, di rời dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Một hãng bán lẻ Mỹ cắt giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc từ 70% xuống còn 20% chỉ trong vòng 2 năm.

Bộ Thương mại Mỹ ước tính Trung Quốc sản xuất tới 41,6% tổng lượng hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ. Khoảng 50% hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ được sản xuất bởi các công ty có 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với Mỹ.

Thị trường nội địa có đủ sức giải cứu?

Ông Ding cho biết trong khi ngành xuất khẩu trang phục thể thao trị giá 4,7 tỷ USD đang chật vật, thị trường nội địa có thể bù đắp một phần. “Bằng cách bán các sản phẩm Made in China cho chính người tiêu dùng Trung Quốc, các nhà máy có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất và bớt phần khó khăn”, ông nhận định.

Ông Ding cho rằng với việc các thương hiệu nước ngoài tháo chạy, một số nhà sản xuất quần áo thể thao Trung Quốc như Xtep đang có nhiều lợi thế về thị trường. Đầu năm nay, Xtep thâu tóm một một công ty Mỹ, qua đó kiểm soát các thương hiệu giày tennis K-Swiss, giày Palladi và Supra.

Tuy nhiên, thống kê của Euromonitor International cho thấy thị trường trang phục thể thao Trung Quốc có quy mô 40 tỷ USD/năm, chỉ bằng chưa đầy 50% thị trường Mỹ (khoảng 117 tỷ USD/năm). Hơn nữa, người tiêu dùng Trung Quốc rất chuộng các thương hiệu quốc tế như Nike, Adidas và Under Armor.

cong ty nuoc ngoai chay khoi trung quoc hang loat nha may te liet

Các nhà máy sản xuất hàng may mặc thể thao Trung Quốc buộc phải trông chờ vào thị trường nội địa. Ảnh: AFP.

Do đó, thị trường tiêu thụ nội địa dù đang tăng trưởng vẫn không thể bù đắp được những tổn thất từ việc xuất khẩu sang Mỹ sụt giảm nghiêm trọng vì thương chiến.

Hôm 30/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng thuế trừng phạt của Mỹ làm nền kinh tế Trung Quốc mất 5 triệu việc làm và 2 triệu việc làm khác trong ngành sản xuất.

Chưa thể xác định con số ông Trump đưa ra có chính xác hay không, nhưng chắc chắn ngành may mặc Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng ì ạch vì mất thị trường xuất khẩu.

Dù vậy, ông Ding vẫn lạc quan cho rằng tình hình sẽ thay đổi dần dần. "Khoảng cách giữa các thương hiệu Trung Quốc và quốc tế sẽ dần thu hẹp lại. Người tiêu dùng trẻ sẽ quan tâm tới các thương hiệu trong nước hơn”, ông Ding kỳ vọng.

cong ty nuoc ngoai chay khoi trung quoc hang loat nha may te liet Trung Quốc chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất trong chiến tranh thương mại
cong ty nuoc ngoai chay khoi trung quoc hang loat nha may te liet Nhân dân tệ giảm kỷ lục ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?
cong ty nuoc ngoai chay khoi trung quoc hang loat nha may te liet Giữa thương chiến, siêu thị Mỹ "thất thủ" ngày khai trương tại Trung Quốc

/ vietnamnet.vn