Công ty Mỹ mất 5 triệu USD trong vụ kiện 'dấu phẩy' ở văn bản luật

Trong vụ kiện về cách hiểu quy định của luật với nhân viên, công ty sữa ở Mỹ phải bồi thường 5 triệu USD.

Dấu phẩy Oxford là dấu phẩy xuất hiện ngay trước sự vật cuối cùng trong một danh sách các vật được liệt kê trong câu. Gọi là dấu phẩy Oxford là bởi đây là yêu cầu bắt buộc trong Bản hướng dẫn phong cách ngôn ngữ báo chí do đại học Oxford biên soạn. Ví dụ: Trong câu “Tôi có ba người bạn: A, B, và C”, dấu phẩy ở sau “B” và trước chữ “và” được gọi là dấu phẩy Oxford.

Thoạt nhìn, có vẻ như dấu phẩy Oxford có hay không xuất hiện đều không ảnh hưởng tới ý nghĩa của cả câu. Nhưng trong một số trường hợp, việc thiếu dấu phẩy này sẽ khiến câu bị đa nghĩa và dẫn tới hiểu nhầm.

Ví dụ: Trong câu “Trong số những người được phỏng vấn có hai người vợ cũ của A, B và C. Vì không có dấu phẩy ở sau “B”, người đọc có thể hiểu theo hai cách. Một là cả B và C đều là vợ cũ của A, chỉ có 2 người được phỏng vấn. Cách hiểu thứ hai là có 4 người được phỏng vấn gồm B, C và hai người vợ cũ của A.

Chính dấu phẩy đơn giản này lại châm ngòi cho vụ kiện giữa tập thể tài xế và công ty sữa Oakhurst. Sự việc bắt đầu khi Kevin O’Connor, tài xế phân phối mặt hàng sữa cho công ty sữa Oakhurst ở bang Maine nhận thấy mình không được công ty trả lương gấp 1,5 lần cho những ngày làm thêm giờ, trong khi nhiều ca làm lên tới 10-12 hoặc thậm chí 14 tiếng một ngày.

cong ty my mat 5 trieu usd trong vu kien dau phay o van ban luat

Dấu câu trong điều khoản quy định pháp luật rất quan trọng.

Findlaw đưa tin, khi Kevin O’Connor đề cập vấn đề này với công ty, phía công ty cho rằng luật pháp bang Maine đặt ra một số ngoại lệ trong luật, trong đó quy định rõ việc phân phối sữa không thuộc vào công việc được nhận tiền lương làm thêm giờ vì sữa là loại thực phẩm dễ hư hỏng.

Cụ thể, khoản 3, điều 664, chương 7 của Đạo luật sửa đổi Maine quy định người lao động sẽ không được hưởng lương tăng ca khi thực hiện các công việc sau: “Việc đóng hộp, xử lý, bảo quản, làm đông, làm khô, tiếp thị, lưu trữ, đóng gói để vận chuyển hoặc phân phối các sản phẩm: a) Nông sản tươi sống; b) Thịt và cá tươi sống; c) Thực phẩm dễ hư hỏng”. Như vậy, công việc phân phối sữa của các tài xế sẽ không được hưởng lương tăng ca.

Kevin O’Connor và tập thể tài xế của công ty không đồng ý với cách hiểu của công ty. Họ cho rằng vì không có dấu phẩy đằng sau cụm “đóng đói để vận chuyển” nên cần hiểu cả câu theo nghĩa: công việc “đóng gói để vận chuyển” và “đóng gói để phân phối” sẽ không được nhận lương ngoài giờ. Trong khi tập thể tài xế chỉ đảm nhiệm “phân phối”, chứ không phụ trách “đóng gói để phân phối”.

Không đạt được tiếng nói chung với công ty, ngày 5/5/2014, tập thể tài xế do Kevin O’Connor đứng đầu quyết định khởi kiện lên tòa án quận Maine để đòi bồi thường tiền lương ngoài giờ, ước tính 10 triệu USD. Ban đầu, tòa án quận đồng ý với cách hiểu của công ty, cho rằng hoạt động phân phối là hoạt động riêng biệt, không có liên hệ gì tới hoạt động “đóng gói để vận chuyển”.

Tập thể lái xe quyết định kháng án lên Tòa phúc thẩm kinh lý số 1 vào ngày 13/3/2017.

Thẩm phán tòa kháng cáo nhận định cả hai phía đều công nhận rằng điều khoản này hàm chứa sự đa nghĩa. Tuy nhiên, vì mục đích của bộ luật là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động khi làm ngoài giờ, nên hội đồng thẩm phán Tòa phúc thẩm phải diễn giải điều luật theo hướng có lợi cho tập thể tài xế.

Ngoài ra, thẩm phán vụ việc còn cho biết Bản hướng dẫn soạn thảo luật của Hội đồng Lập pháp Nghị viện Mỹ đã khuyến cáo không nên bỏ dấu phẩy ở cuối danh sách liệt kê để tránh hiểu nhầm rằng vật cuối cùng được liệt kê là một phần của vật trước đó. Đồng thời 43 trong số 50 bang của Mỹ cũng buộc sử dụng dấu phẩy Oxford.

Như vậy, điều luật bị tranh chấp trên có thể hiểu là không bao gồm hoạt động “phân phối” sữa của tập thể tài xế. Tập thể tài xế có quyền được hưởng lương tăng ca gấp 1,5 lần bình thường.

Dù có thể kháng án lên tòa tối cao, công ty sữa Oakhurst quyết định đàm phán với tập thể tài xế. Cuối cùng, hai bên đạt được nhất trí về khoản tiền bồi thường 5 triệu USD vào ngày 8/2/2018.

cong ty my mat 5 trieu usd trong vu kien dau phay o van ban luat Luật sư: Bán dâm 4 lần mới bị đuổi học là quy định \'hài hước\'

"Hai lần bán dâm là đủ để đuổi học, sao phải đến 4 lần?", luật sư Trương Anh Tú nêu quan điểm.

cong ty my mat 5 trieu usd trong vu kien dau phay o van ban luat Vụ đổi 100 USD: Ngồi trên trời làm luật cho hạ giới!?

Sự bất cập của Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ngay lập tức ...

/ https://vnexpress.net