Đồng USD đang có xu hướng tăng do do chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc leo thang, cũng như giữa Mỹ và một số nền kinh tế khác trên thế giới. Tuy nhiên, việc chọn đồng USD như một tài sản đảm bảo ở thị trường Việt Nam liệu có phải là khôn ngoan?
Đang có xu hướng tích trữ đồng USD như một tài sản an toàn (Ảnh: IT)
Theo các chuyên gia kinh tế, đồng USD thời gian qua đã được hỗ trợ rất lớn từ động thái tăng lãi suất của FED, và cơ quan này dự kiến sẽ còn tăng 2 lần nữa trong năm nay, do đó đã thúc đẩy một số lượng nhà đầu tư tìm kiếm đến đồng tiền này để đón đầu xu hướng thắt chặt chính sách nhanh hơn của FED. Đồng thời, xu hướng này cũng bắt đầu xuất hiện ở thị trường Việt Nam khi đồng USD đã được mua mạnh như một tài sản an toàn khi vàng không còn là "hầm trú ẩn an toàn".
Về vấn đế này, ông Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính, cho rằng: “Mua đồng USD như một tài sản an toàn ở Việt Nam hiện nay không phải là một quyết định khôn ngoan”.
Cụ thể, ông Tín lý giải, bản chất của đồng USD trên thế giới là một tài sản an toàn, để thay thế khi giá trị của tài sản khác thay đổi hoặc biến động mạnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì việc tích trữ USD không bao giờ phải là một giải pháp hữu hiệu, bởi có nhiều rủi ro. Thứ nhất, gửi tiền USD vô ngân hàng thì lãi suất là 0% thì có lợi gì, nếu chờ biến động tỷ giá tăng thì cùng lắm chỉ tăng 2-2,5% thì cũng đâu bao nhiêu; trong khi đó nếu so sánh với VNĐ, nếu gửi kỳ hạn 12 tháng với lãi suất trung bình khoảng 9% thì vẫn "ngon ăn" hơn đồng USD .
“Thậm chí, nếu lấy 9% lãi suất VND trừ cho lạm phát hiện nay khoảng 4% thì vẫn còn lời 5%. Còn đồng USD thì dù có lời 2,5% thì khi trừ đi lạm phát của Mỹ (giữ đồng USD thì phải trừ đi lạm phát của Mỹ) và mức làm phát của quốc gia này hiện nay khoảng 2% thì chỉ còn lời 0,5%. Do đó đây không phải là giải pháp hiệu quả”, ông Tín nói.
Mặt khác, theo ông Tín, ở góc độ an toàn thì lại khác nữa, an toàn có thể hiểu là ở góc độ lợi nhuận nhưng việc gửi tiền USD hiện nay có lợi nhuận đâu. Còn nếu giữ ở nhà nhỡ mất mát thì sao. Do đó, mua đồng USD tích trữ như một tài sản an toàn không phải là quyết định khôn ngoan.
Ngoài ra, liên quan đến việc đồng USD từ nay đến cuối năm có diễn biến tăng hay không, ông Tín cho rằng mức giá của đồng bạc xanh sẽ ổn định vì NHNN có đủ công cụ để đảm bảo tỷ giá ổn định với lượng kiều hối, FDI, xuất siêu, cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp Nhà nước... thì lượng USD sẽ về nhiều.
“Còn nhớ năm ngoái khi cổ phần hóa Sabeco, có hơn 5 tỷ tiền USD chảy về Việt Nam, chưa kể dự trự ngoại hối hiện đạt hơn 63,5 tỷ USD trong khi thanh khoản thị trường vẫn bình thường thì việc điều hành tỷ giá không đáng lo”, ông Tín chia sẻ.
Mỹ chi 10 triệu USD để lắp bộ đàm trong hàm răng binh sĩ
Lính Mỹ sắp được biên chế thiết bị liên lạc có khả năng truyền tín hiệu âm thanh qua xương hàm, khó bị phát hiện ... |
Việt Nam - ngôi sao đang lên của nền kinh tế trực tuyến 200 tỷ USD
Nền kinh tế trực tuyến ASEAN sẽ có giá trị hơn 200 tỷ USD vào năm 2025 và Việt Nam là một mắt xích quan ... |
10 nước \'bán\' quốc tịch, visa dài hạn giá hàng triệu USD
Không chỉ du thuyền, máy bay hay khách sạn, giờ đây mua hộ chiếu thứ 2 là thú vui mới của giới giàu. Dưới đây ... |